Phát hiện kho cổ vật 2.500 năm khi rà phá bom mìn

Các hiện vật có niên đại khoảng 2.500 năm được phát hiện ở Lào, trong quá trình rà bom mìn chiến tranh.

>>> Phát hiện mặt trống đồng 2.000 năm ở Hà Tĩnh

Vientiane Times cho hay, kho cổ vật được tìm thấy tại một khu vực PeunBaolo, gần mỏ khai thác MMG LXML Sepon, phía nam Lào, khi các chuyên gia đang rà phá bom mìn và thu gom vật liệu nổ còn sót lại từ thời chiến tranh.


Một hoạt động rà phá bom mìn ở Lào. (Ảnh: natocouncil.ca)

Một chiếc trống đồng từ thời đại văn hóa Đông Sơn được đánh giá là phát hiện có ý nghĩa nhất trong kho cổ vật. Hiện vật này đang được trưng bày ở Bảo tàng quốc gia Lào. Tại đây, các nhà nghiên cứu còn phát hiện nồi nấu kim loại, đồng thỏi, đồ trang sức, đồ vật phục vụ trong nghi lễ.

Theo thông báo của của Sepon, cuộc khai quật đã mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu lịch sử và văn hóa, với nhiều bằng chứng về hoạt động khai thác đồng từ thời cổ xưa và giao dịch bằng đồng thỏi ở khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn này.

Lào là một trong những quốc gia hứng chịu hậu quả chiến tranh nặng nề nhất thế giới. Các mảnh vỡ bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại khiến người người thiệt mạng và bị thương, đồng thời gây ô nhiễm nghiêm trọng ở nhiều địa phương.

Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ từng tồn tại ở một số tỉnh miền bắc, bắc trung bộ Việt Nam, và ba con sông lớn của đồng bằng Bắc Bộ, trong thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Nhiều dấu tích đặc trưng cho nền văn hóa này từng được tìm thấy ở một số vùng lân cận như Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc, Lào hay ở Thái Lan...

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất