Phát hiện loài động vật mới có hơn 200 chân ở đáy biển sâu
Một đội ngũ các nhà sinh học biển đã công bố phát hiện loài động vật mới với hơn 200 chân ở đáy biển sâu của vịnh Alaska.
Các nhà nghiên cứu lần lượt là Francisco A Solís Marín, Andrea A Caballero Ochoa, Carlos A Conejeros-Vargas, tất cả đều là giáo sư của Viện Khoa học Biển và Đầm hồ học ở Mexico.
Hải sâm Synallactes mcdanieli. (Ảnh: BIODIVERSITY DATA JOURNAL).
Trong báo cáo đăng trên chuyên san Biodiversity Data, đội ngũ giáo sư mô tả một dạng hải sâm sống ở đáy biển sâu, thân phủ màu hồng tím nhạt và 214 cái chân mọc đan chéo khắp cơ thể.
Giáo sư Conejeros-Vargas và nhóm của ông đặt tên cho loài động vật mới theo tên nhà tự nhiên học Canada Neil McDaniel, chuyên gia nghiên cứu đủ loài sinh vật biển, trong đó có hải sâm.
Vì thế, loài hải sâm mới được phát hiện có tên khoa học là Synallactes mcdanieli, còn gọi là Hải sâm McDaniel.
Như các loài hải sâm khác, hải sâm McDaniel tận tụy với công việc dọn dẹp đáy biển. Chúng có thể được tìm thấy ở độ sâu từ 21 đến 427 m ở vịnh Alaska.
Hải sâm McDaniel sử dụng hàng trăm chân để xoay xở di chuyển ở đáy biển và dùng xúc tu để bắt lấy trầm tích đủ loại để làm thức ăn.
Theo ông Arnold Rakaj, nhà sinh học biển của Đại học Rome (Ý), các loài hải sâm có chế độ ăn tạp gồm chất thải từ cá, tảo biển và những vật chất sinh học khác bám ở đáy biển.
Chúng được mệnh danh là những lao công cần mẫn của các đại dương, với nhiệm vụ dọn dẹp rác thải nơi biển sâu.
- Tàu lặn Trung Quốc bắt được "thần dược tráng dương" ở độ sâu 4.800m
- Dưa chuột thì rẻ còn "dưa chuột biển" thì đắt như điên, có lý do cả đấy
- 7 sinh vật kỳ quái nhất đại dương