Phát hiện mới về hành tinh nóng khổng lồ WASP-12b

Các nhà thiên văn học ở Trung Quốc vừa phát hiện hành tinh nóng khổng lồ có tên WASP-12b được phát hiện vào năm 2008 đang mất dần bầu khí quyển với khối lượng 189 triệu tỷ tấn mỗi năm.

WASP-12b là một hành tinh khí, có trọng lượng gấp 1,5 lần và kích thước gần gấp đôi sao Mộc, nó là hành tinh nóng nhất từng được phát hiện, có nhiệt độ khoảng 2.250 độ C (bằng một nửa nhiệt độ trên Mặt Trời) và khoảng cách của nó với ngôi sao mẹ chỉ tương đương 2% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Dù có kích thước và trọng lượng lớn như vậy, nhưng hành tinh này xoay quanh quỹ đạo của ngôi sao mẹ với tốc độ cực lớn. Thông thường các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mất ít nhất 3 ngày để đi hết quỹ đạo, nhưng hành tinh này chỉ đi hết có 26 giờ.

Hệ hành tinh này chỉ nằm cách nhau có 871 năm ánh sáng. Do nằm rất gần ngôi sao mẹ nên lực thủy triều của ngôi sao mẹ đang bóp méo hành tinh này thành hình quả trứng và kéo đi bầu khí quyền của nó với khối lượng 189 triệu tỷ tấn mỗi năm.

Các nhà nghiên cứu, do Giáo sư Lý Thụ Lâm thuộc Đại học Bắc Kinh đứng đầu, đã phát hiện trọng lượng của WASP-12b giảm nghiêm trọng thông qua việc phân tích khối lượng ánh sáng của ngôi sao mẹ bị hành tinh này chặn lại trong quá trình chuyển động từ ngôi sao mẹ đến Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu cho rằng khối lượng khí bị thủy triều của ngôi sao mẹ đẩy ra khỏi hành tinh này đang hình thành nên một đĩa khí xung quanh ngôi sao và có thể dễ dàng quan sát đĩa khí này bằng các kính viễn vọng hồng ngoại./.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất