Phát hiện ngôi sao nuốt chửng "láng giềng"


Trên tạp chí Astrophysical Letters, các nhà thiên văn học cho biết, BP Piscium - ngôi sao thuộc chòm sao Song Ngư không phải là một ngôi sao trẻ như một số biểu hiện của nó. Nó là một ngôi sao khổng lồ đỏ có thể đã tồn tại tới hàng tỷ năm và “ăn” những người bạn đồng hành trẻ tuổi của mình mà dấu tích của việc này có thể chứng minh được.

BP Piscium là một phiên bản tiến hóa hơn của Mặt trời, nằm cách chúng ta 1000 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu ngôi sao này từ cách đây 15 năm và đều vô cùng ngạc nhiên bởi sự khác thường của nó.

P Piscium được bao bọc xung quanh bởi một đĩa khí và bụi - những vật chất cần thiết để tạo ra các hành tinh mới, điều chỉ có ở những ngôi sao trẻ.

Tuy nhiên, trong khi hầu hết các ngôi sao trẻ đều hình thành trong các cụm, BP Piscium lại là một ngôi sao đứng cô lập, điều này khiến các nhà thiên văn học tin rằng đây thực chất là một ngôi sao khổng lồ đỏ - ngôi sao đang ở trong giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa.

Các nhà khoa học kết luận rằng những đĩa bụi vật chất xung quanh BP Piscium được hình thành từ tàn tích của một ngôi sao trẻ khác vừa bị nó nuốt chửng và “tiêu hóa. Họ tin rằng ngôi sao này đã “ăn thịt” vị hàng xóm của mình sau khi nó bắt đầu trương nở thành một ngôi sao khổng lồ đỏ.

Theo giáo sư Joel Kastner của Viện Công nghệ Rochester, New York, đây là một trường hợp hiếm hoi một ngôi sao “ăn thịt” ngôi sao đồng loại của nó.

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, một ngày nào đó Trái đất của chúng ta sẽ trở thành nạn nhân có số phận giống như những người hàng xóm của BP Piscium.

Giáo sư David Rodriguez đến từ Đại học California, Los Angeles, cho biết: "Trường hợp của BP PSC cho chúng ta thấy rằng những ngôi sao như Mặt Trời có thể tồn tại lặng lẽ trong hàng tỉ năm, nhưng khi chúng di chuyển, chúng có thể kéo theo từ một đến hai ngôi sao hay hành tinh khác biến mất”.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất