Phát hiện "ngôi sao tí hon," cách Trái Đất khoảng 600 năm ánh sáng

Theo Sputnik, các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện một ngôi sao nhỏ nhất từ trước đến nay. Ngôi sao trên có kích thước bằng sao Thổ, nhỏ hơn sao Mộc, với lực hấp dẫn mạnh hơn Trái Đất tới 300 lần.

Ngôi sao có tên EBLM J0555-57Ab nằm cách Trái Đất khoảng 600 năm ánh sáng. Nó chỉ có khối lượng đủ để kích hoạt sự kết hợp các hạt nhân hydrogen thành heli.


Ngôi sao EBLM J0555-57Ab.

Alexander von Boetticher, tác giả chính của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy những ngôi sao nhỏ như thế nào. Nếu ngôi sao này hình thành với một khối lượng thấp hơn một chút, thì phản ứng nhiệt hạch của hydro trong lõi không thể duy trì, và ngôi sao này sẽ biến thành sao lùn nâu. Ngôi sao này nhỏ hơn và lạnh hơn nhiều so với những hành tinh ngoại địa khổng lồ khí đốt đã được xác định. Việc tìm kiếm một ngôi sao đôi khi khó hơn tìm kiếm một hành tinh".

Trước đó, hồi đầu tháng 3, các nhà thiên văn học phát hiện nhiều hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất cùng quay quanh một ngôi sao.

Ngôi sao có bảy hành tinh quay quanh là sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng. Mặc dù 7 hành tinh của Trappist-1 quay theo quỹ đạo cực kỳ gần với ngôi sao chủ, ánh sáng tự nhiên trên các hành tinh này dường như rất yếu ớt với con người.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất