Phát hiện ổ trứng lúc nhúc bào thai khủng long

Các nhà khoa học mới phát hiện ra một hang lưu trữ hơn 200 bộ xương hóa thạch từ bào thai khủng long ở Vân Nam, Trung Quốc.

Những bộ xương bào thai này được cho là thuộc loài khủng long và là những quả trứng khủng long có tuổi đời lâu nhất từng được phát hiện, thuộc về một loài khủng long ăn lá cao lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất Lufengosaurus.


Đây là những quả trứng khủng long cổ nhất từng phát hiện.

Những hóa thạch trên được bảo quản tốt một cách đáng ngạc nhiên, trong đó có cả vật chất hữu cơ. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành và phát triển của những loài sinh vật tiền sử.

Những hóa thạch này thuộc kỷ Juras thời đầu, cách thời điểm cực thịnh của “đế chế” khủng long khoảng 200 triệu năm. Các nhà khoa học cho rằng những quả trứng khủng long trên đã bị nước lũ cuốn trôi đến khu vực được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, phía Nam Trung Quốc.


Mô hình tái tạo khủng long Lufengosaurus.

Các bào thai được phát hiện đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Chính điều này đã tạo cơ hội cho các nhà khoa học tìm hiểu thêm về sự phát triển của loài khủng long Lufengosaurus trong trứng, trước khi nở ra.

Dựa vào việc phân tích xương đùi và xương bắp đùi, các nhà khoa học rút ra kết luận, những bào thai này phát triển rất nhanh bên trong trứng. Trước khi nở ra, những xương này đã dài gấp đôi, từ 12 đến 24mm, chỉ trong thời gian ấp trứng.

Những nghiên cứu giải phẫu học và cấu trúc bên trong của xương cũng chỉ ra rằng, các cơ xương hoạt động rất nhiều và góp phần hình thành nên khung xương cho khủng long.


Bào thai khủng long theo mô tả của tiến sỹ Mazierski, trường đại học Toronto, Canada.

“Điều này chứng minh rằng, khủng long cũng giống như các loài chim hiện nay, có chuyển động lộn ngược bên trong quả trứng. Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi tìm hiểu được quá trình lớn lên của bào thai khủng long” - tiến sỹ Robert Reisz đến từ trường đại học Toronto, Canada cho hay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất