Phát hiện phòng tắm niên đại 2.000 năm của người Do Thái cổ

Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một phòng tắm nghi thức Do Thái cổ có niên đại 2000 năm tuổi ngay dưới sàn nhà khách tại một gia đình gần Jerusalem.

  • Nhà tắm - nơi hẹn hò của người La Mã

Phòng tắm niên đại 2.000 năm của người Do Thái cổ

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện một phòng tắm nghi thức 2.000 năm tuổi dưới sàn phòng khách trong một ngôi nhà riêng ở Ein Karem, một ngôi làng Ả Rập cũ gần thành Jerusalem. Theo nghiên cứu đây là bể tắm theo nghi thức của người Do thái cổ.

"Ein Karem được coi là một nơi thiêng liêng đối với Kito giáo của thành phố Giu-đa. Đây chính là nơi mà theo kinh thánh Tân Ước, Thánh John Baptist đã được sinh ra và cũng là nơi bà mẹ của Elisabeth gặp gỡ Đức Mary, mẹ của chúa Giêsu", tiến sĩ Amit Re’em của hiệp hội Israel Antiquities Authority (IAA) cho biết.


Phòng tắm bí ẩn bên dưới phòng khách đã được thông báo cho các nhà khảo cổ học

Một gia đình địa phương trong khi cải tạo lại ngôi nhà đã phát hiện ra điều kỳ lạ này. Việc phát hiện ra phòng tắm cổ này đã củng cố thêm cho giả thuyết rằng có một khu định cư Do Thái từ thời Second Temple thuộc khu vực Ein Karem ngày nay.

Bể tắm theo nghi thức Do Thái nằm ngay phía dưới phòng khách của ngôi nhà. Nó được đẽo từ đá, hoàn thiện và rộng lớn với chiều cao 3,5m, chiều rộng 2,4m và chiều sâu 1,8m. Ngoài ra, các mảnh vỡ bằng đá được tìm thấy tại đây cũng rất phổ biến trong thời kỳ Second Temple vì đá này k bị nhiễm tạp chất và rất tinh khiết.


Phòng tắm được đẽo bằng đá cổ thời Second Temple

"Căn phòng có một cái cầu thang dẫn xuống cuối. Các vật dụng gốm tìm thấy có nên đại thừ thời Second Temple (thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên). Phòng tắm cũng có dấu vết của lửa, có thể là dấu vết của sự tàn phá. Đây cũng có thể là bằng chứng chứng minh Jerusalem bị phá huỷ bởi người La Mã vào đầu năm 66 trước Công Nguyên", các nhà khảo cổ học cho biết.

Chủ nhà rất thích thú với khám phá này: "Ban đầu chúng tôi không nhận ra tầm quan trọng của phát hiện này. Sau một hồi do dự, chúng tôi quyết định liên hệ với tổ chức IAA vì tin rằng, đây là phát hiện có giá trị lịch sử. Tôi cảm thấy điều này đáng được xem xét và lưu giữ vào trong tài liệu".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất