Phát hiện "quái vật tôm" ở độ sâu 7000m dưới biển
Các nhà khoa học đã bắt được một loài giáp xác “siêu lớn” ở độ sâu 7km ngoài khơi New Zealand, to gấp 10 lần những con bọ biển thông thường.
>>> Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài “quái vật tôm này” đã được tìm thấy trong một chuyến thám hiểm phía bắc rãnh Kermadec ở vùng biển New Zealand, do các nhà của các nhà khoa học từ trường đại học Aberdeen và viện nghiên cứu NIWA ở Wellington thực hiện.
Những con bọ biển (tên khoa học là Amphipods) thông thường chỉ có chiều dài 3cm, song chuyên gia Alan Jamieson của trường đại học Aberdeen nói rằng ông đã thực sự kinh ngạc khi nhìn thấy một con bọ biển dài tới 28cm lọt vào bẫy.
“Tôi dừng lại và thầm nghĩ "chuyện gì đang xảy ra trên trái đất thế này""? ông Jamieson nói. “Nó giống như là khi ta nhìn thấy một con gián chân dài".
Một con amphipod khác cũng đã được quay phim lại bởi các nhà khoa học, song họ không bắt được nó. Chiều này của con này thậm chí ước đoán lên tới 34cm, to ngang với một con tôm hùm.
Nhà khoa học Ashley Rowden cho biết việc bắt được những loài giáp xác lạ như thế này chứng tỏ chúng ta còn biết quá ít về cuộc sống của các sinh vật dưới tầng nước sâu ở New Zealand.
Trước đây, con amphipod lớn nhất được tìm thấy là vào những năm 1980 ở ngoài khơi Hawaii, tức ngược lên phía bắc New Zealand tới 7.000km. Vì thế, NIWA vẫn chưa khẳng định rằng loài giáp xác mới bắt được là một loài hoàn toàn mới.
Các nhà khoa học cũng chưa giải thích được tại sao dưới lòng biển sâu các sinh vật lại có kích thước lớn đến vậy.