Phát hiện tắc kè leo trèo nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu tóc của bạn lúc nào cũng ẩm ướt, chắc khó chịu lắm nhỉ, quá xá bất tiện chứ gì. Đối với Tắc Kè thì ngược lại.

Trước đây, một số nhà nghiên cứu nghĩ rằng thằn lằn bám dính được vào tường và các vật thể khác là do chân của chúng tiết ra chất nước kết dính vào các bề mặt của các vật thể.

Nhưng theo nghiên cứu mới đây, công bố trên Tạp chí The Journal of Experimental Biology cho thấy tắc kè không cần sự trợ giúp như vậy.

Các nhà khoa học kéo các sợi lông dính từ các bàn chân của tắc kè và gia tăng độ ẩm trong không khí, và chuyển chúng sang 2 bề mặt riêng biệt: Bề mặt thủy tinh làm bằng chất thạch anh có tác dụng hút nước và một bề mặt làm từ chất Gali có tráng mạ Asen nhằm mục đích chống thấm nước.

Kết quả quan sát được là các sợi lông dính nhỏ xíu, ở các bàn chân của tắc kè kết dính lại với nhau ở bề mặt chống thấm nước chặt chẽ hơn so với ở bề mặt hút nước.

Điều này cho thấy rằng, tắc kè đâu có tiết ra chất nước bám dính nào để hỗ trợ kỹ năng leo trèo thay vào đó chính độ ẩm trong không khí đã làm cho các sợi lông dính nhỏ xíu trên chân của chúng mềm mại hơn và dính chặt vào nhau hơn, cho phép chúng bám vào tường chắc chắn hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Hồ Duy Bình
Địa chỉ:  Trung tâm Thông tin Thư viện – Đại học Tiền Giang- số 119, ấp Bắc, phường 5,TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Email: [email protected]

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất