Phát hiện tiểu hành tinh bay gần Trái đất gấp 30 lần Mặt trăng
Các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh lớn cỡ chiếc xe, tiếp cận Trái đất gần nhất vào 1h28’42 ngày 12/4 theo giờ Hà Nội, ở khoảng cách 18.700km.
Quỹ đạo của tiểu hành tinh 2024 GJ2. (Ảnh: NASA).
Tiểu hành tinh 2024 GJ2 lớn bằng một chiếc xe. Sau khi phát hiện vật thể cách đây 3 ngày, các nhà thiên văn học tính toán nó bay sát Trái đất ở khoảng cách 19.300km vào ngày 11/4, chỉ bằng 3% quãng đường giữa Trái đất và Mặt trăng. 2024 GJ2 có kích thước 2,5 - 5m, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Điều này có nghĩa tiểu hành tinh sẽ bốc cháy trong khí quyển Trái đất nếu quỹ đạo của nó trực tiếp cắt ngang qua hành tinh, theo Space.
Lần bay gần tiếp theo của 2024 GJ2 rơi vào năm 2093, theo trung tâm điều phối vật thể gần Trái đất của ESA. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ không đến gần Trái đất như lần này. Thay vào đó, khoảng cách sẽ xa gấp 10 lần, ở 205.947 km và bằng 1/2 quãng đường từ Trái đất tới Mặt trăng.
Tiểu hành tinh là những thiên thạch nhỏ quay quanh Mặt trời. NASA ước tính có 1.113.527 tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời, trong đó có gần 35.000 tiểu hành tinh gần Trái đất. Chúng quay quanh Mặt trời và tập trung ở vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc. Tuy nhiên, do tương đối nhỏ, tiểu hành tinh dễ chịu tác động của trọng lực và có quỹ đạo giao cắt với quỹ đạo của các hành tinh, theo Jay Tate, giám đốc đài quan sát Spaceguard ở Anh. Phần lớn tiểu hành tinh có kích thước từ 10 m đến 529 km.
- Trái Đất sẽ bị hủy diệt vào tháng Tư năm 2036?
- Phát hiện hành tinh có sự sống bên ngoài Hệ Mặt trời
- Thiên thạch khổng lồ sắp hủy diệt Trái Đất