Phát hiện viên kim cương khổng lồ trong vũ trụ

Một hành tinh chứa toàn kim cương nguyên khối có đường kính hơn 4.023km chỉ cách Trái Đất 50 năm ánh sáng được các nhà thiên văn Mỹ phát hiện.

Theo Express, hành tinh kim cương ước tính nặng khoảng 1034 carat nằm trong chòm sao Centaurus. Trong báo cáo công bố đầu tháng 2/2004, nhóm nghiên cứu ở Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonia tại Massachusetts, Mỹ, mô tả hành tinh này là một khối carbon tinh thể hóa, giống như một khối kim cương khổng lồ.


Khối kim cương khổng lồ hình thành từ lõi ngôi sao lùn trắng BPM 37093. (Ảnh: fooyoh.com).

Trong quá khứ, khối kim cương này là BPM 37093, một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt Trời sụp đổ vào lõi sau khi cạn kiệt nhiên liệu và không thể tiếp tục duy trì các phản ứng hạt nhân. BPM 37093 trở thành ngôi sao lùn trắng nóng, có cấu tạo chủ yếu là carbon, bao phủ bên ngoài là lớp khí hydro và heli mỏng. Qua thời gian, carbon kết tinh và chuyển thành kim cương.

Trong suốt hơn 4 thập niên, các nhà thiên văn đã cho rằng phần bên trong của các ngôi sao lùn được kết tinh, nhưng chỉ gần đây họ mới có được bằng chứng trực tiếp về suy đoán này.

Sao lùn trắng không những sáng rực mà còn phát ra âm thanh như tiếng cồng khổng lồ, do có sự rung động liên tục bên trong. “Bằng việc đo các rung động đó, chúng tôi có thể nghiên cứu phần ẩn chứa trong sao lùn, và từ đó giúp các nhà địa chất nghiên cứu phần bên trong của trái đất chúng ta”.

Chúng tôi phát hiện ra rằng phần carbon bên trong ngôi sao lùn này đã kết đặc lại, tạo ra viên kim cương lớn nhất trong dải ngân hà”, Metcalfe cho hay.

Các nhà thiên văn dự đoán mặt trời của chúng ta cũng sẽ trở thành sao lùn trắng khi nó bị “chết” vào 5 tỷ năm nữa. Khoảng 2 tỷ năm sau đó, lõi bên trong của mặt trời cũng sẽ kết tinh, để lại một viên kim cương khổng lồ ở trung tâm hệ mặt trời. "Mặt trời của chúng ta sẽ trở thành một viên kim cương và viên kim cương đó sẽ tồn tại mãi mãi", Metcalfe cho hay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất