Phát minh mới về vật liệu cách nhiệt siêu mỏng
Các kĩ sư của đại học Standford đã phát minh ra một loại vật liệu cách nhiệt siêu mỏng có thể phản xạ lại sức nóng của ánh sáng mặt trời, giúp người dân trên thế giới tiết kiệm điện một cách tối đa.
Một đội ngũ các nhà kĩ sư đến từ đại học Stanford đã có phát minh mới về một loại vật liệu cách nhiệt siêu mỏng gồm kết cấu các lớp vật liệu khác nhau, có thể phản xạ lại ánh sáng và sức nóng của ánh sáng mặt trời.
Loại vật liệu cách nhiệt siêu mỏng này là phát minh mới giúp làm mát cho các tòa nhà.
Tính cách mạng của phát minh mới này là nhờ ứng dụng của các vật liệu cách nhiệt siêu mỏng đa lớp, với độ mỏng đáng ngạc nhiên 1,8 micromet, tuy nhiên loại vật liệu này lại có khả năng chống lại tia sáng mặt trời, cả loại nhìn thấy được cũng như các tia không nhìn thấy được, phản xạ chúng lại vào vũ trụ.
Có thể hiểu rằng vật liệu cách nhiệt mới này sẽ giống như một chiếc gương hắt nhiệt năng của ánh sáng mặt trời trở lại vũ trụ. Các lớp vật liệu được tính toán để phản xạ chủ yếu các tia hồng ngoại, nguyên nhân chính làm nên sức nóng của tia sáng. Đồng thời tính toán bước sóng và tần số để hắt chúng trở lại không gian mà không tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.
Điểm đặc biệt về phát minh mới này chính là phản xạ nhiệt năng của ánh sáng trở lại vũ trụ.
Nghiên cứu thực tế cho thấy, vật liệu cách nhiệt mới này có thể phả xạ tới 97% tia hồng ngoại trong không khí, giúp giảm khoảng 5 độ C so với thử nghiệm không dùng vật liệu cách nhiệt.
Nếu trong tương lai, vật liệu này được áp dụng rộng rãi, người sử dụng có thể tiết kiệm được rất nhiều điện năng sử dụng vào các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt...
Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, môi trường vũ trụ là siêu lạnh, đồng nghĩa với đó là sự chứa nhiệt vô hạn, các nhà khoa học có thể tận dụng điều này để phản xạ lại sức nóng của trái đất và sức ảnh hưởng tới từ tia sáng mặt trời trả lại vào vũ trụ, giữ nhiệt độ trái đất luôn mát mẻ.