Phạt nặng hành vi xâm hại san hô bán đảo Sơn Trà
Ngày 26/9, ông Phan Xuân Tiệp, Phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, để bảo vệ san hô và các hệ sinh thái tại bán đảo Sơn Trà, các hành vi nuôi trồng thủy sản hay neo đậu tàu bè tại vùng biển đã giăng phao khoanh vùng bảo tồn san hô sẽ bị lập biên bản, xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng. Nếu khai thác, hủy hoại, vận chuyển, tàng trữ, mua bán san hô sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
|
Theo ông Tiệp, hiện giai đoạn 1 của đề án bảo vệ san hô bán đảo Sơn Trà (2009 – 2010) đã hoàn tất. Tổ khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã thả 62 phao quây dài hơn 9.000m khoanh vùng 5 khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt là Hòn Sụp, Bãi Bụt, Hục lỡ - Vũng đá, Bãi Nồm và Bãi Bắc nhằm bảo vệ 104,6 ha san hô với 194 loài san hô, là môi trường sinh sống của 162 loài cá và 81 loài sinh vật đáy.
Đồng thời, Tổ khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng lực lượng Bộ đội biên phòng thường xuyên tuần tra, tiếp nhận thông tin từ người dân và đã ngăn chặn, xử lý 4 trường hợp có hành vi xâm hại san hô và các hệ sinh thái tại khu vực bảo tồn. Mới đây nhất, vào ngày 21/9 tại khu vực bãi Nồm, lực lượng phối hợp đã phát hiện, ngăn chặn trường hợp một du khách lặn bẻ trộm san hô.
Sắp đến, giai đoạn 2 của đề án sẽ đánh giá hiệu quả phục hồi của các rạn san hô. Sau đó tiếp tục bảo vệ 26,2 ha thảm rong biển với 72 loài trong đó có loài rong mơ có giá trị kinh tế rất cao tại Mũi Súng, Tây Hòn Sụp, Vũng Cây Bàng, Làng Vân, Bãi Sạn, Mũi Nhồi… cùng với 10ha cỏ biển chủ yếu ở Bãi Nồm là môi trường sống của cua, ốc, rùa, bò biển…
Đồng thời, Tổ khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng lực lượng Bộ đội biên phòng thường xuyên tuần tra, tiếp nhận thông tin từ người dân và đã ngăn chặn, xử lý 4 trường hợp có hành vi xâm hại san hô và các hệ sinh thái tại khu vực bảo tồn. Mới đây nhất, vào ngày 21/9 tại khu vực bãi Nồm, lực lượng phối hợp đã phát hiện, ngăn chặn trường hợp một du khách lặn bẻ trộm san hô.
Sắp đến, giai đoạn 2 của đề án sẽ đánh giá hiệu quả phục hồi của các rạn san hô. Sau đó tiếp tục bảo vệ 26,2 ha thảm rong biển với 72 loài trong đó có loài rong mơ có giá trị kinh tế rất cao tại Mũi Súng, Tây Hòn Sụp, Vũng Cây Bàng, Làng Vân, Bãi Sạn, Mũi Nhồi… cùng với 10ha cỏ biển chủ yếu ở Bãi Nồm là môi trường sống của cua, ốc, rùa, bò biển…