Phát triển thành công máu từ da người, mở ra kỷ nguyên mới cho y học

Sẽ không còn cần đến hiến máu nhân đạo nữa, vì con người sắp có một nguồn máu vô tận từ chính các bệnh nhân.

Có lẽ, cảnh tượng người người xếp hàng hiến máu nhân đạo trong tương lai sẽ không còn nữa, đúng hơn là không còn cần thiết nữa. Bởi vì mới đây, các chuyên gia đã công bố một kỹ thuật cho phép tế bào máu hình thành ngay từ da người, và da người lại có khả năng phục hồi rất nhanh.


Đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia áp dụng công nghệ tế bào gốc để tạo máu.

Đây cũng là lần đầu tiên các chuyên gia áp dụng công nghệ tế bào gốc (tế bào có thể phát triển thành bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể) để tạo máu. Trong các thí nghiệm trên chuột, họ có thể tạo ra 4 loại tế bào máu khác nhau. Còn theo tiến sĩ George Daley từ Bệnh viện nhi Boston: "Chúng tôi đã ở rất gần với việc tạo ra máu người".

Trên thực tế ngay từ khi tách thành công phôi tế bào gốc ở người (ES) vào năm 1998, các chuyên gia đã muốn biến nó thành tế bào gốc hình thành máu (HSCs) nhưng không thành công. Đến năm 2007, họ tạo ra được tế bào gốc đa năng đầu tiên từ da người (iPs), cho phép tái lập trình lại cấu trúc gene. Và nay, bằng cách kết hợp giữa ES và iPs, khoa học lần đầu tiên tạo ra được máu từ chính da của con người.


Công nghệ tế bào gốc cho phép con người tạo ra máu từ chính da của mình.

Theo tiến sĩ Ryohichi Sugimura - đồng tác giả nghiên cứu, thành quả này đồng nghĩa với việc những bệnh nhân không thể tự tạo ra máu (bị bệnh bạch cầu hoặc bệnh nhân ung thư đang hóa trị) sẽ có được một nguồn máu trùng khớp đến hoàn hảo.

"Nghiên cứu cho chúng ta cơ hội lấy tế bào của những bệnh nhân mắc bệnh di truyền về máu, sau đó thay đổi bộ gene và tạo ra các tế bào máu thực thụ" - Sugimura cho biết.


Máu trên da có thể là một nguồn máu vô tận...

"Đồng thời, đây có thể là một nguồn máu vô tận, thay vì tiêu tốn rất nhiều tiền để thu thập máu từ cộng đồng".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất