Phi thuyền hoãn bay vì bão mặt trời

Một trận bão cực mạnh trên tầng thượng quyển của mặt trời khiến tàu một tàu vũ trụ không thể rời bệ phóng.

Trận bão mặt trời đầu tiên trong năm 2014 xảy ra lúc 18h32 hôm 8/1 theo giờ GMT, tức 1h32 phút sáng nay theo giờ Việt Nam. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tin rằng, những vết đen mới xuất hiện trên bề mặt của mặt trời có kích thước lớn nhất trong một thập kỷ trở lại đây.

Theo Daily Mail, vụ nổ plasma trên tầng thượng quyển của mặt trời phóng ra những hạt tích điện. Chúng lao rất nhanh và tới cận trái đất trong vòng 8 phút. Tầng điện li của bầu khí quyển trái đất hấp thụ phần lớn các hạt tích điện từ mặt trời. Tuy nhiên, bão từ vẫn có thể gây ảnh hưởng tới các thiết bị viễn thông và hệ thống lưới điện.

Lo ngại trước tác động của bão từ, tập đoàn Orbital Sciences đã hoãn kế hoạch phóng tàu vũ trụ tư nhân Cygnus lên trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Orbital Sciences đưa ra quyết định này khi tên lửa đẩy Antares đã nằm trên bệ phóng tại trung tâm vũ trụ Wallops của NASA.


Các quan chức NASA phân loại trận bão mặt trời đầu tiên của năm 2014 đạt mức X1,2. (Ảnh: NASA)

“Chúng tôi hủy kế hoạch phóng tên tàu vũ trụ Cygnus do phát hiện mật độ hạt tích điện cao bất thường. Bão mặt trời đe dọa hệ thống điện tử của tên lửa đẩy và tàu vũ trụ, làm tăng nguy cơ rủi ro”, Orbital Sciences cho biết.

Theo dự báo, trận bão mặt trời đầu tiên của năm sẽ đạt đỉnh trong hôm nay và ngày mai. Nó có khả năng tác động trực tiếp tới trái đất.

Bão từ có khả năng làm gián đoạn hoạt động của những vệ tinh định vị toàn cầu GPS, vệ tinh thông tin liên lạc hay vệ tinh truyền hình. Tuy nhiên, trận bão mặt trời này không đe dọa an toàn tính mạng của 6 phi hành gia đang làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất