Phụ nữ gặp ác mộng, còn đàn ông mơ về sex
Một nhà nghiên cứu người Anh cho biết phụ nữ gặp nhiều ác mộng hơn đàn ông nhưng đàn ông lại có xu hướng mơ về tình dục nhiều hơn.
Nhà tâm lý học Jennie Parker thuộc Đại học West of England đã đề nghị 100 người phụ nữ và 93 người đàn ông trong độ tuổi 18 đến 25 điền vào nhật ký giấc mơ, mớm lời cho người tham gia trước khi giấc mơ xảy ra để ghi lại. Nghiên cứu này nằm trong luấn án tiến sĩ của bà.
“Phát hiện quan trọng nhất của tôi chính là phụ nữ nói chung trải nghiệm ác mộng nhiều hơn đàn ông. Nghiên cứu trước đó về giấc mơ cũng giúp tôi khám phá ra rằng quá trình nghiên cứu quy phạm về giấc mơ thường được coi là cấu trúc của giấc mơ, nhưng còn rất nhiều lỗ hổng về nghiên cứu học thuật tìm hiểu về ý nghĩa xúc cảm trong phân tích giấc mơ”.
Parker cho biết những cơn ác mộng của phụ nữ có thể được chia thành ba loại: giấc mơ đáng sợ (bị rượt đuổi hay đe dọa tính mạng), bị mất người mình thương yêu, và những giấc mơ hỗn loạn.
Parker chứng thực những giấc mơ của người tham gia bằng kinh nghiệm sống thực tế và phát hiện ra rằng mối lo âu về những sự kiện trong quá khứ tái diễn rất nhiều lần dưới dạng giấc mơ biểu tượng.
Bà cho biết: “Những giấc mơ biểu tượng này có ý nghĩa đặc biệt. Khi hỏi những người phụ nữ thuật lại giấc mơ có ý nghĩa nhất mà họ từng có, xu hướng mà họ sẽ thuật lại một cơn ác mộng phiền nhiễu cao hơn đàn ông. Phụ nữ kể lại những cơn ác mộng nhiều hơn, và chúng cũng gây ra những căng thẳng xúc cảm nhiều hơn so với ác mộng mà đàn ông gặp phải”.
Những giấc mơ của đàn ông có chứa đựng nhiều dấu hiệu ám chỉ hoạt động tình dục thực nhiều hơn. Theo Parker, đàn ông thuật lại hoạt động tình dục nhiều hơn trong khi phụ nữ chỉ đề cập đến hành động hôn hay tưởng tượng ra cảnh chăn gối với những diễn viên hay nhân vật trong mơ của họ.
Giấc mơ của phụ nữ cũng đồng thời bao gồm nhiều thành viên trong gia đình hơn, chứa nhiều xúc cảm tiêu cực hơn, nhiều bối cảnh trong nhà và ít hiếu thắng về thể chất hơn so với giấc mơ của đàn ông.
Đàn ông có nhiều dấu hiệu liên quan đến các cuộc tấn công, hay đe dọa nghiêm trọng nhưng họ lại thuật lại những hành động hiếu chiến bằng lời hay vụng trộm ít hơn. Hành vi thân thiện của đàn ông và phụ nữ trong giấc mơ là như nhau, hầu hết đều thuật lại rằng họ mơ thấy mình giúp đỡ các nhân vật trong mơ của họ.
Khi so sánh giấc mơ thú vị và khó chịu của đàn ông và phụ nữ, Parker nhận thấy đàn ông và phụ nữ có xu hướng lớn hơn trở thành nạn nhân của những tương tác hiếu chiến trong các giấc mơ không mấy thoải mái so với các giấc mơ dễ chịu.
Parker nói: “Trong những giấc mơ thích thú, người mơ thường trở thành người đi gây hấn. Phụ nữ có nhiều giấc mơ khó chịu hơn đàn ông, và những giấc mơ đó chứa đựng sự thất bại, tính chất tự tiêu cực hay bất hạnh”.
Nhà nghiên cứu Susan Blackmore thuộc đại học West of England đã từng có một bài giảng đem lại cho Parker khoảnh khoắc về lễ hiển linh khơi nguồn cảm hứng cho bà tìm hiểu sâu hơn về “chất liệu” của giấc mơ.
“Những cơn ác mộng của chính tôi có hai chủ đề lặp đi lặp lại, một liên quan đến hình ảnh tôi đứng trên bãi biển tại West Super Mare, quê hương tôi, khi đó thủy triều đột nhiên dâng rất nhanh và ập thành con sóng thủy triều lớn dường như sắp nhấn chìm tôi. Cơn ác mộng khác là về một con khủng long đi lang thang trong thành phố vào ban đêm và nhìn vào cửa sổ nhà tôi. Tôi tự hỏi liệu kinh nghiệm của tôi có giống với những phụ nữ khác hay không”.