Phụ nữ mang thai hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Sydney, Úc, đã khám phá ra rằng, những bà mẹ hút thuốc khi mang thai thì con của họ sẽ có nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) trong máu ở mức thấp, đây là loại cholesterol có lợi cho cơ thể, có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa bệnh tim trong cuộc sống sau này của trẻ.
Đến năm 8 tuổi, những trẻ em có mẹ hút thuốc trong khi mang thai sẽ có tỷ lệ cholesterol HDL vào khoảng 1.3 (mmol / L) so với mức bình thường là hơn 1.5 (mmol / L) ở những trẻ em có mẹ không hút thuốc.
Theo kết quả nghiên cứu thì tỉ lệ cholesterol HDL này không lệ thuộc vào việc trẻ em có tiếp xúc với khói thuốc lá sau khi ra đời hay không, các nhà nghiên cứu cho rằng chính những tiếp xúc với khói thuốc lá của bà mẹ mang thai, trước khi sinh, mới là nguyên nhân gây ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sụt giảm tỉ lệ cholesterol HDL trong những năm phát triển tiếp theo của trẻ em. Kết quả của nghiên cứu đã được đăng tải trực tuyến trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu, số ra ngày 22 tháng 6 năm 2011, bởi Giáo sư Tim mạch David Celermajer, và các đồng nghiệp, làm việc tại trường đại học Sydney, Úc.
Giáo sư David Celermajer |
"Những "dấu ấn" này dường như kéo dài ít nhất là 8 năm và có thể lâu hơn rất nhiều."
Giáo sư Celermajer và các đồng nghiệp đã tiến hành kiểm tra tác động của việc bà mẹ hút thuốc khi đang mang thai lên độ dày của thành động mạch và nồng độ cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) trong một nhóm 405 trẻ em 8 tuổi, khỏe mạnh, sinh ra trong khoảng từ năm 1997 đến năm 1999.
Dữ liệu được thu thập trước và sau khi trẻ em được sinh ra, bao gồm: thông tin về thói quen hút thuốc của bà mẹ trước và sau khi mang thai, việc trẻ em có hít phải khói thuốc của người khác, và về chiều cao, trọng lượng, vòng eo và các phép đo huyết áp. Siêu âm đã được dùng để đo lường độ dầy của thành động mạch và lấy mẫu máu từ 328 trẻ em để đo lường nồng độ cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) trong máu.
Mặc dù việc hút thuốc lá không có tác động lên độ dày của thành động mạch của trẻ em, và sự khác biệt về mức độ cholesterol HDL, do việc bà mẹ hút thuốc lá khi đang mang thai, đo được khoảng 0,15 mmol / L. Sự khác biệt này vẫn còn ý nghĩa thống kê sau khi điều chỉnh các yếu tố như: tiếp xúc với người hút thuốc lá sau khi sinh, thời gian cho con bú, ít vận động và chỉ số khối cơ thể.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, nồng độ thấp của cholesterol HDL khi 8 tuổi có thể dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sức khoẻ sau này của trẻ.
"Nếu chúng ta suy luận theo hướng này, chúng ta có thể đề nghị sự khác biệt của 0.15 mmol / L giữa đứa con (A) của bà mẹ hút thuốc lá trong lúc mang thai so với đứa con (B) của mẹ không hút thuốc lá, cũng đồng nghĩa với việc đứa con (A) có thể gặp nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn từ 10% đến 15% so với đứa con (B) . Đây chỉ là phép tính xấp xỉ, nhưng cũng là một phép tính tốt nhất mà chúng tôi có".
Những trẻ em của bà mẹ hút thuốc lá trong khi đang mang thai sẽ cần được xem xét đặc biệt cẩn thận cho các yếu tố rủi ro khác ngoài nguy cơ mắc bệnh động mạch vành như: huyết áp cao, gia tăng nồng độ cholesterol có hại (LDL), và nhất là khi chính các trẻ em này cũng hút thuốc lá.
"Cách duy nhất để gia tăng mức cholesterol HDL là tập luyện thường xuyên và sử dụng dược phẩm nhất định như là Niaxin. Chúng tôi sẽ phải thực hiện bước nghiên cứu tiếp theo trong lâu dài để xem liệu những trẻ em của bà mẹ hút thuốc lá trong khi đang mang thai này, sẽ tiếp tục có nồng độ cholesterol HDL thấp hơn bình thường trong lâu dài, nhưng giả thiết về yếu tố rủi ro này thì đòi hỏi ở sự kiên trì".
Một trong những thuận lợi của nghiên cứu là: ở những trẻ em 8 tuổi, những yếu tố bình thường làm sụt giảm lượng cholesterol HDL, như béo phì và tiểu đường, đều vắng mặt, và vì vậy chúng ta có thể suy ra ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp của việc hút thuốc lá lên nồng độ cholesterol HDL, giáo sư Celermajer kết luận.