Phục hồi môi trường biển: Nhà khoa học nữ giành giải thưởng xuất sắc
Petráková đã “vượt qua được những khái niệm lỗi thời” trong thiết kế khi tạo ra một kiến trúc độc đáo vừa giúp giảm ô nhiễm đại dương vừa giúp phổ biến kiến thức chống ô nhiễm môi trường nước cho du khách...
Công trình của nhà thiết kế nữ người Slovakia Lenka Petráková được trao giải “2020 Grand Prix Award” không chỉ để ghi nhận “chất lượng và ý tưởng” của thiết kế, mà còn để tôn vinh “mục tiêu dọn dẹp môi trường biển, một bài toán khó nhưng cấp bách mà nhân loại phải đối phó”.
Công trình xanh
Theo ước tính của các nhà bảo vệ môi trường, mỗi năm có hàng triệu tấn chất thải đủ loại, từ vô cơ đến hữu cơ và các chất độc hại được đưa vào nước biển.
Trạm nổi thu gom và xử lý rác thải trên biển.
Có cái nổi, có cái chìm hay hoà tan. Petráková nhấn mạnh trong tuyên bố nhận giải: “Tôi hy vọng trạm nổi làm sạch mặt biển sẽ góp phần vào việc phục hồi sự cân bằng môi trường biển, bằng cách thu gom rác thải nhựa trôi dạt rồi biến chúng thành nguyên liệu tái sử dụng tại nhà máy tái chế ngay trên công trình".
Petráková đã mường tượng ra mô hình sáng tạo mang tính cách mạng về một trạm nghiên cứu nổi sử dụng năng lượng phát sinh từ thuỷ triều, gió và ánh nắng để làm sạch đại dương. Nhà thiết kế nữ bắt đầu dự án như luận án tốt nghiệp Đại học University of Applied Arts Vienna và bản thiết kế được thực hiện tại xưởng thiết kế Studio Hani Rashid của đại học.
Grand Prix Award là giải thưởng cao quí để ghi nhận những đóng góp ấn tượng cho kiến trúc. Thiết kế còn đoạt giải Innovation of the Sea Award của Hội Foundation Jacques Rougerie về “tấm nhìn sáng tạo” (visionary innovation).
Trong video công bố giải, hội xem trạm nổi là “cơ chế tự cung” (self-sufficient organism) có khả năng sử dụng các nguồn lực thiên nhiên để di chuyển và lấy lại sự cân bằng cho đại dương, làm sạch môi trường.
Công trình của Petrákov có ba khoang nổi giống như cánh hoa liên kết với trung tâm “greenhouses” (nhà xanh) gồm 3 “ngọn lửa” bằng kính uốn cong hướng lên bầu trời, nhìn giống 3 cánh hoa sen khổng lồ vươn lên mặt biển.
Ba khoang nổi chính là những chiếc vòi khổng lồ chặn và hút rác từ đại dương (Barrier) để đưa về nhà máy xử lý trung tâm (Collector). Điều đặc biệt nữa của trạm nổi là khả năng tự cung cấp năng lượng bằng cách chuyển năng lượng của thuỷ triều thành điện năng.
Nhà khoa học Lenka Petráková.
Petráková cho biết, trạm có cả phòng phân tích động thực vật biển, bể lọc nước muối cung cấp cho sinh hoạt và canh tác trên trạm. Khả năng tự cung thực phẩm rất tốt. Nói chung mỗi phần của trạm đếu có nhiệm vụ riêng và bổ sung cho nhau.
Ví dụ, biến nước biển thành nước ngọt không chỉ để lấy nước tưới cho các mảnh vườn thuỷ canh mà còn nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật giải mặn sao cho đỡ tốn kém và chất lượng nhất. Nhà xanh có hình uốn cong là để tận dụng sức đẩy của gió. Không gian chung, không gian riêng và các cơ sở phụ trợ cũng được kết nối với nhau.
Ý tưởng thú vị
“Bao phủ các “nhà xanh” là những tấm panel điện mặt trời cung cấp điện đun nước. Nước sạch xử lý từ nước rác sẽ được lọc trước khi bơm vào bồn chứa nước để giải mặn hoặc dùng vào viêc khác” - Petrov bộc bạch: “Chúng ta không thể tưởng tượng một ngày nào đó thế giới không còn màu xanh của đại dương mà chỉ còn màu tối u ám. Hiện bề mặt đại dương đã bẩn đến mức báo động đỏ.
Các thể sống và thực vật đang phải chịu đựng sự tàn phá khủng khiếp của con người. Giúp phục hồi cuộc sống biển của đại dương là yêu cầu cấp bách. Tạo ra sự thay đổi tích cực trong mối quan hệ giữa con người và đại dương ở các thế hệ tương lai cũng là điều cấp bách”.
Theo các nhà thiết kế, Petráková đã “vượt qua được những khái niệm lỗi thời” trong thiết kế khi quyết tâm tạo ra một kiến trúc độc đáo có khả năng vừa giúp giảm ô nhiễm đại dương vừa giúp phổ biến kiến thức chống ô nhiễm môi trường nước cho các du khách đến tham quan trạm nổi.
Công trình được trao giải “2020 Grand Prix Award”.
Bản thiết kế có tên “The 8th Continent”, trong đó xem quần thể rác thải khổng lồ tại Thái Bình Dương như “lục địa thứ 8”. Petráková bộc bạch với báo chí: “Đôi với tôi, số rác thải đang trôi dạt trên Thái Bình Dương và các đại dương khác lớn đến nỗi phải gọi đúng tên nếu gom thành một khối. Loài người chúng ta đang phải đương đầu với các nguy cơ có thể đoán trước được của… lục địa rác di động.
Nó ảnh hưởng đến các sinh vật từ những gì chúng ăn vào cơ thể và sau đó truyền sang cho con người. Đó là lý do dẫn tôi đến ý tưởng thiết kế một công trình nổi có thể thu gom rác thải bập bềnh trên các đại dương; ví dụ bao nhựa, chai nhựa để chế biến chúng thành các chất liệu có thể tái sử dụng”.
Trạm nổi được kết nối trực tiếp với các trung tâm tiếp nhận nguyên liệu tái sử dụng và các trường học có chương trình giáo dục cho HS, du khách về việc loài người phải có hành động tức thì để không làm ô nhiễm thêm đại dương, đồng thời sớm tìm ra giải pháp đối phó với các nguy cơ tiềm tàng.
Nói rõ hơn là chúng ta không thể làm đại dương tổn thương hơn nữa nếu muốn duy trì nó như một môi trường lành mạnh nuôi sống con người và huyết mạch giao thông giữa các nước.
- Phải mất 10 triệu năm sự sống trên Trái đất mới có thể phục hồi sau sự kiện "The Great Dying"
- Tại sao tàu ngầm thường có màu đen?
- Làm cách nào để tìm ra những hành tinh cách chúng ta cả nghìn năm ánh sáng?