Phương pháp "chẳng liên quan" giúp bạn bắt não bộ phải nghe lời

Những bí kíp dưới đây tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để chỉ huy bộ não làm điều đúng đắn…

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng vô cùng băn khoăn, phân vân khi bộ não thuyết phục bạn làm những điều mà thật tâm bạn biết chúng là không tốt? Nếu có thì cũng đừng lo, bởi đây là hiện tượng vô cùng phổ biến ở tất cả chúng ta.

Hãy cùng khám phá những biện pháp đơn giản mà hiệu quả được các nhà khoa học khuyên dùng nhằm chấm dứt tình trạng nêu trên.

1. Ăn uống khỏe mạnh

Hẳn là bạn đã từng một lần rơi vào tình trạng thèm ăn món nào đó, chẳng hạn như gà rán chiên ngập dầu béo ngậy giữa đêm khuya? Bạn cũng biết, đó là một món ăn không nên ăn nhiều vì lượng mỡ thừa khủng khiếp của nó. Nhưng khi bạn cố nhắm mắt đi ngủ, não bộ cứ văng vẳng câu nói: “Tôi thèm ăn gà rán, gà rán...", hoặc hình ảnh chiếc đùi gà rán thơm lừng hiện lên trong não...


Nhìn những đồ ăn có lợi như thế này liệu có tác dụng?

Đây là sự việc điển hình của hiện tượng não bộ không nghe lời, thuyết phục bạn làm điều gì đó không đúng đắn. Với các chuyên gia, cách tốt nhất để hạn chế những ham muốn xấu ấy của não bộ là thường xuyên ăn cũng như bày những thức ăn có lợi cho sức khỏe trong nhà ở chỗ dễ nhìn nhất. Vì sao vậy?

Theo nghiên cứu của giáo sư Brian Wansink đã chứng minh rằng, đồ ăn chúng ta nhìn thấy đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới lựa chọn và ham muốn thực phẩm ở mỗi người.

Cụ thể, đầu bữa tiệc buffet, nếu bạn nhìn thấy đĩa hoa quả, rau xanh thì bạn có xu hướng ăn những thực phẩm tương tự trong suốt bữa tiệc. Trong khi đó, nếu nhìn thấy món thịt hun khói, xúc xích rán đầu tiên, bạn sẽ hầu như chỉ ăn những món nhiều đạm và dầu mỡ như vậy.


Hãy bắt đầu ngày mới bằng những món ăn bổ dưỡng nhé!

Do đó, để tránh được những ham muốn về đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều chất béo… bạn hãy thường xuyên nhìn và ăn những đồ ăn có lợi cho sức khỏe vào đầu buổi sáng. Nó sẽ giúp bạn có thói quen ăn uống tốt trong suốt cả ngày dài.

2. Bỏ đi những đồ dùng không cần thiết

Rất nhiều người khi dọn đồ đạc thì không thể tìm ra bất cứ thứ gì để vứt bỏ. Não bộ nói với họ rằng: “Biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ dùng tới nó”.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc ĐH Yale đã tìm ra nguyên nhân của hiện tượng trên: khi bạn có ý định vứt một thứ đồ dùng cũ không cần thiết đi, bộ phận kiểm soát nỗi đau thể xác trong não bộ sẽ tăng tín hiệu.


Vùng màu vàng chính là vùng kích hoạt tín hiệu khi bạn chuẩn bị vứt đi những đồ dùng cũ

Nói cách khác, với não, việc bạn vứt một món đồ bỏ đi cũng làm cho bạn đau đớn như khi bị bỏng vậy. Vì thế, não thuyết phục bạn bằng lý lẽ trên để tránh cảm giác đau đớn và tổn thương.


Những đôi giày cũ nhưng chứa nhiều kỷ niệm: giữ lại hay bỏ đi?

Để giải quyết tình trạng trên, hãy suy nghĩ ngược lại với não: “Nếu mất tất cả, bạn sẽ dùng tiền để mua lại những thứ gì?” Quá trình tập luyện suy nghĩ như vậy sẽ giúp bạn định hình được những đồ vật không cần thiết trong nhà và vứt bỏ chúng đi cũng như khiến não phải nghe lời.

3. Hoàn thành mục tiêu để vượt qua sự trì hoãn của não bộ

Một điều phổ biến nhưng ít người chú ý tới đó là khả năng trì hoãn công việc của não bộ. Thay vì khuyến khích, thúc đẩy chúng ta hoàn thành mục tiêu đã đặt ra, não bộ lại thường vẽ ra những viễn cảnh xấu để ngăn cản con đường tới với thành công.

Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra đặc tính thú vị trên. Cụ thể, não người khá “lười”. Mỗi khi chúng ta thiết lập một kế hoạch khó khăn và bắt tay vào hoàn thành nó, não bộ thường hình dung ra tất cả những bước cần thực hiện. Sau đó, não tập trung vào phần khó nhất, gian khổ nhất để thuyết phục chúng ta trì hoãn kế hoạch.

Để vượt qua thử thách này và bắt não phải nghe lời, cách tốt nhất là chia nhỏ những kế hoạch lớn của bạn, thực hiện từng việc thành công hơn là lao đầu vào xử lý đồng thời "núi công việc".

Sự thay đổi nhỏ này sẽ khiến não không những không phản đối mà trái lại còn tỏ ra hứng khởi bằng cách tiết ra dopamine - hormone động lực mỗi khi nhiệm vụ được hoàn thành.

4. Kết bạn thay vì trở thành kẻ thù

Bạn rất khó khăn trong việc hợp tác với những người lạ? Trong công việc, bạn thường xuyên nghi ngờ hiệu quả của những việc không do đích thân bạn làm? Nguyên nhân thật đơn giản, não bộ đã cố tình thuyết phục bạn nghi ngờ người lạ và những việc họ làm.


Hãy cùng họ vượt qua những thử thách thật khó khăn....

Thay vì tập trung vào những điều tốt đẹp, não người có xu hướng thích nhìn vào các việc làm không tốt, sai lầm nhỏ của người khác và thuyết phục bạn có hình ảnh không tốt về thế giới xung quanh.

Làm thế nào để thay đổi cái nhìn và thái độ ấy của não bộ? Cách đơn giản nhất là cùng tham gia khó khăn và thử thách với chính những người mà não bộ của bạn ghét.


...và tất cả sẽ trở thành bạn hữu!

Theo nhà tâm lý học James Graham thuộc ĐH Bắc Carolina, không riêng gì người lạ mặt mà ngay cả với những người đã thân quen, khi cùng nhau trải qua thử thách khó khăn, cảm xúc và cảm giác của bạn với mọi người sẽ trở nên tích cực hơn rất nhiều.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất