Phương pháp săn mồi kỳ lạ của rắn nước

Hãy quên những câu chuyện kể về những con rắn thôi miên con mồi của chúng. Loài rắn có xúc tu từ khu vực Đông Nam Á đã phát triển một kỹ năng hiệu quả hơn nhiều. Loài rắn nước nhỏ bé đã tìm ra cách đánh động con mồi khiến nó di chuyển về phía đầu của rắn để chạy trốn. Thêm vào đó, phản ứng của con mồi rất dễ đoán trước khiến loài rắn này hướng trước nhát cắn của mình về vị trí đầu của con mồi thay vì việc dõi theo chuyển động của nó.

Kenneth Catania, giáo sư khoa học sinh học tại Đại học Vanderbilt, người đã sử dụng video tốc độ cao để tái hiện kỹ thuật săn mồi đặc biệt của loài rắn này, cho biết: “Tôi chưa tìm thấy bất cứ báo cáo nào về các loài săn mồi khác thể hiện khả năng tác động và dự đoán hành vi của con mồi như loài rắn này”.

Những quan sát của ông được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences ngày 15 tháng 4. Cantania, người nhận giải thưởng “thiên tài” MacArthur, nghiên cứu não và tập tính của các loài vật có độ chuyên môn hóa rất cao. Ông bị cuốn hút bởi loài rắn có xúc tua này vì nó là loài rắn duy nhất được trang bị một cặp xúc tua ngắn trên mũi, và ông rất tò mò về chức năng của chúng.

Cantania giải thích: “Trước khi tôi bắt đầu nghiên cứu về một loài vật mới, tôi thường dành một khoảng thời gian để quan sát những hành vi cơ bản của chúng”. Loài rắn tạo thành hình dạng chữ “J” lạ thường với đầu nằm ở đáy chữ “J” khi nó săn mồi. Sau đó nó giữ nguyên vị trí, không hề chuyển động cho đến khi một con cá bơi vào khu vực gần cái móc của chữ “J”. Đó chính là khi con rắn tấn công.

Chuyển động của loài rắn này chỉ cần đến vài phần trăm của một giây và quá nhanh để mắt người có thể theo kịp. Tuy nhiên, con mồi của nó phản ứng còn nhanh hơn, chỉ vài phần nghìn của một giây. Trên thực tế, cá rất nổi tiếng vì khả năng trốn thoát rất nhanh và đây là một đề tài được nghiên cứu rộng rãi. Những nghiên cứu này phát hiện rằng rất nhiều loài cá có một đường thần kinh đặc biệt trong não phát động sự chạy trốn, các nhà sinh vật học gọi nó là “khởi động C”. Tai của cá cảm nhận áp lực âm thanh ở hai bên cơ thể. Khi tai ở một bên nhận thấy sự xáo động, nó gửi một thông điệp đến các cơ khiến cơ thể cong thành hình chữ C và hướng về phía đối diện để nó có thể trốn thoát khỏi nguy hiểm một cách nhanh chóng nhất.

Catania là nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu sự tương tác giữa con mồi và kẻ săn mồi với trợ giúp của một camera tốc độ cao. Khi ông bắt đầu nghiên cứu chuyển động của con rắn và con mồi của nó ở tốc độ chậm, ông phát hiện một điều rất kỳ lạ. Khi con cá chạy trốn, hầu hết đều quay về phía đầu của con rắn và rất nhiều con lao thẳng vào miệng của nó! Trong 120 lần thử với 4 con rắn khác nhau, ông phát hiện thấy 78% con mồi quay về phía đầu rắn.

Tiếp sau đó, nhà sinh vật học nhân thấy phần đầu tiên chuyển động trên cơ thê của con rắn không phải đầu có nó. Thay vào đó, nó uốn cong một điểm nằm giữa thân. Sử dụng một ống nghe dưới nước ông đã khẳng định rằng phần cơ thể này tạo ra một sóng âm thanh đủ mạnh để kích thích phản ứng “khởi động C” của con cá. Vì những sóng này đến từ phía đối diện với đầu của rắn nên phản ứng của con mồi đã tự dẫn chúng thẳng vào miệng rắn.

Catania cho biết: “Khi khởi động C bắt đầu thì con cá không thể quay lại. Loài rắn này đã tìm ra một cách sử dụng khả năng trốn thoát của loài cá để làm lợi cho bản thân”. Khi tiếp tục nghiên cứu sâu thêm, ông còn phát hiện một điều đáng chú ý hơn. Khi tấn công con mồi, loài rắn này không nhắm đến vị trí đầu tiên của con cá và điều chỉnh hướng theo hướng chuyển động của con cá – cách mà hầu hết các loài săn mồi thực hiện. Thay vào đó, đầu của nó hướng thẳng vào vị trí mà nó dự đoán đầu của cá sẽ di chuyển tới.

Catania giải thích: “Bằng chứng rằng nhất cho nhận định này đó là khi con rắn vồ trượt. Không phải tất cả các con cá mục tiêu đều phản ứng bằng khởi động C, và con rắn luôn luôn vồ trượt những con cá như vậy”.

Bước tiếp theo của Cantania sẽ là xác định liệu khả năng dự đoán này là có sẵn hay do học hỏi. Để thực hiện được điều này, ông hy vọng sẽ thu thập được một số rắn con vừa mới nở và ghi lại nỗ lực bắt mồi đầu tiên của chúng.

Nghiên cứu do Quỹ khoa học quốc gia tài trợ.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất