Phương pháp thử nghiệm mới giúp phát hiện ung thư mũi sớm hơn

Trong vòng 3 tháng nữa, chúng ta sẽ có thể có một phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện ra ung thư cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Các nhà nghiên cứu đã phát minh ra một phương pháp xét nghiệm máu mới có thể phát hiện dấu vết của một loại virus liên quan với ung thư mũi. Phương pháp này có thể được đưa vào áp dụng trong các bệnh viện và phòng khám chỉ trong vòng 3 tháng tới.

Các bác sĩ cho biết, phương pháp này nó có thể cho phép phát hiện sớm bệnh ung thư mũi còn sót lại hoặc tái phát - căn bệnh đáng lo ngại xếp hàng thứ tám trong các loại ưng thư phổ biến nhất và hàng thứ bảy trong các loại ung thư gây tử vong cao ở đa số những người đàn ông Singapore.

Tiến sĩ Tan Min-Han chia sẻ thêm: "Chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên một đoạn DNA của virus Epstein-Barr, còn được gọi là BamHI-W; loại virus này được tìm thấy ở hầu hết các bệnh nhân bị ung thư mũi".

Các nhà nghiên cứu chính có thâm niên của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Viện Kỹ thuật Sinh học Nghiên cứu và Công nghệ nano (IBN) nói rằng việc họ đang làm cũng giống như "kể được tên cụ thể một nguyên liệu trong một bát súp vốn có rất nhiều thành phần trong đó".

Khi virus Epstein-Barr được phát hiện, có nghĩa là bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư.


(Từ trái sang) Trưởng nhóm - nhà khoa học nghiên cứu chính của thử nghiệm lần này - ông Tan Min-Han, nhân viên phòng thí nghiệm Jess Võ, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao Hu Min, giám đốc điều hành IBN – Bà Jackie Ying và Nhân Viên Phòng Phí Nghiệm cấp cao.

Xác định ung thư

Giải thích về cách thức hoạt động của phương pháp xét nghiệm máu lần này, Tiến sĩ Tan Min-Han nêu rõ: "Việc xét nghiệm máu để phát hiện ra mầm bệnh cũng giống như bạn đang cố gắng để biết được cụ thể thì món súp mà bạn đang ăn được nấu bởi những nguyên liệu chính xác là gì hay nó có những thành phần nào trong đó".

Các xét nghiệm máu được tiến hành trên 46 bệnh nhân ung thư mũi tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Singapore, và các virus gây bệnh đã được phát hiện 89% trong khoảng thời gian thử nghiệm.

Phương pháp này cho hiệu quả vượt trội hơn so với các xét nghiệm máu khác, cụ thể là 89% so với 67% cho đến 85% khi nói về tỉ lệ phần trăm phát hiện tế bào ung thư. Những xét nghiệm này chọn ra một gene của virus Epstein-Barr gọi EBNA1.

Một đơn bào có trong virus Epstein-Barr có nhiều bản sao của BamHI-W nhưng chỉ có một bản của EBNA1, điều này giúp cho việc phát hiện ra BamHI-W dễ dàng hơn, cho nên việc xét nghiệm máu cũng nhạy hơn rất nhiều" - cô Jess Võ, nhân viên phòng thí nghiệm tham gia trong nghiên cứu lần này cho biết.

Các kết quả đã được công bố trên tạp chí Báo cáo khoa học, "Scientific Reports" quốc tế có uy tín vào tháng trước. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế gần đây và đang được thương mại hóa. Nhóm nghiên cứu dự đoán rằng phương pháp này có thể được đưa vào sử dụng trong các phòng khám trong ba tháng nữa.

Ung thư mũi là dạng ưng thư phổ biến nhất của các loại ung thư liên quan đến đầu và cổ ở Singapore với khoảng từ 350 đến 400 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm. Ung thư chủ yếu xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 35 đến 55. Rất khó để phát hiện vì bệnh không có triệu chứng rõ ràng.

Thường thì bệnh nhân chỉ đi khám khi có hiện tượng chảy máu cam thường xuyên, và thường được chẩn đoán khi bệnh ung thư đã bước sang thời kì nặng.

Bác sĩ Lim Chwee Ming, nhà tư vấn tại khoa ung thư phẫu thuật (đầu và cổ) tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia Singapore, cho biết số lượng BamHI-W được phát hiện thông qua xét nghiệm máu sau khi điều trị ung thư có thể giúp các bác sĩ chuyên khoa quyết định liệu rằng bệnh nhân có cần thêm hóa trị hay không sau các điều trị chính hoặc điều trị ban đầu để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, các tế bào mà thuốc không tiêu diệt hết.

Xét nghiệm máu cũng có thể là một công cụ hữu ích để giúp phát hiện ra những người có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư mũi, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình của bệnh, ông chia sẻ thêm.

Nhóm nghiên cứu IBN đang đánh giá hiệu quả của các xét nghiệm máu trong việc đóng vai trò như là một công cụ phát hiện bệnh cho các nghiên cứu trong tương lai

Nhận xét về các nỗ lực trong nghiên cứu lần này, Bác sĩ Tan Wu Meng, nhà tư vấn tại Trung tâm Ung thư Parkway, cho biết: "thử nghiệm này cung cấp cho chúng ta thêm một công cụ nữa để đánh giá về tiến triển bệnh của bệnh nhân, và chúng tôi mong đợi nhận được thêm các xác nhận về tính hiệu quả của phương pháp này trong những tháng tới đây".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất