Quân đội Ấn Độ phát minh toilet để dùng trên núi
Quân đội Ấn Độ đã giới thiệu nhà vệ sinh (toilet) sinh học tự phân hủy chất thải và không cần xả nước, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của các binh sĩ trong điều kiện khắc nghiệt trên trên đỉnh Himalaya lạnh lẽo. Loại toilet sinh học này được phát minh bởi cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO, được coi là bước đột phá trong ngành quân sự không kém gì các loại vũ khí tối tân!
Một nhà vệ sinh công cộng tại Ấn Độ |
Đây là một trong 200 sáng chế công nghệ của DRDO được bán cho các công ty và các vùng nước nghèo thông qua Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (FICCI).
Các quan chức cho biết hồi tháng 10 năm ngoái, hai cơ quan này đã đồng thuận mối quan hệ đối tác kéo dài bốn năm để buôn bán các sản phẩm quân sự theo một phần lời cam kết của Thủ tướng Manmohan Singh trong năm 2008 sẽ cung cấp công nghệ phụ trợ quốc phòng ra đại chúng.
"Toilet tự phân hủy là một trong 10 sản phẩm DRDO đưa vào theo dõi để bán cho các nước và các công ty tư nhân”, một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói thêm.
Người đứng đầu dự án đổng thời là Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Công nghệ của FICCI, ông Nirankar Saxena cho biết: "Điều kiện của chúng tôi là được thực hiện bất kỳ công nghệ nào không mang tính tuyệt mật vì lợi ích của con người".
Loại toilet đặc biệt này được bắt nguồn từ sáng kiến của một đơn vị DRDO tại thành phố Gwalior, nó hoạt động bằng cách các vi khuẩn tự nhân trộn với chất thải trong các thùng chứa đặc biệt, tạo ra khí mêtan và nước.
Ban đầu nó phục vụ cho quân đội chiến đấu của Ấn Độ trên dòng sông băng Siachen ở độ cao 6.300 mét tại vùng tranh chấp Kashmir. Nhiệt độ của vùng có thể giảm xuống đến âm 50 độ C.
Các chuyên gia nói rằng họ tin khoảng 5.000 binh sĩ đang hoạt động tại các vùng đất lạnh lẽo sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn năm 2003 với Pakistan.
Nhà khoa học Vijay Veer đến từ một đơn vị thuộc DRDO cho biết công việc sang chế bắt đầu từ 15 năm trước sau khi chất thải của con người trong dòng sông băng Siachen tan chảy làm ô nhiễm các con sông khác.
Vi khuẩn được sử dụng trong phiên bản “toilet trên núi” này ban đầu được tìm thấy ở Nam Cực, nhưng công nghệ này cũng có thể được sử dụng ở vùng đồng bằng nhiệt đới nóng ẩm, nơi sự cần thiết của toilet là rất cấp thiết.
Saxena đến từ FICCI cho biết cụm đảo Lakshadweep đang cần khoảng 12.000 toilet sinh học với giá 25.000 rupee (11,5 triệu đồng) mỗi chiếc cho một dự án nhà ở lớn.
Các sản phẩm khác của DRDO bao gồm các lá chắn nhiệt cho xe cộ, cửa chắn ánh sáng, thuốc chống muỗi và các bộ dụng cụ y tế để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết và chikungunya – một loại bệnh mới được phát hiện ở vùng quần đảo Ấn Độ Dương cũng do muỗi gây ra.
Họ cũng có kế hoạch tiếp thị thuốc xịt để xua đuổi những con trùng hay bám trên áo len, bình chữa cháy giá cả phải chăng và kem bôi trên cơ thể nhằm đuổi côn trùng đi khi ngủ.
DRDO cũng rất hy vọng vào phát minh vải giữ nhiệt ổn định và dây thừng đàn hồi cao. Các nhà nghiên cứu quân sự tin rằng chúng có thể được sử dụng để sản xuất áo ngực của phụ nữ.
Một quan chức của DRDO cho biết thêm: "Công nghệ này giữ nhiệt độ ổn định và tính đàn hồi tốt hơn nhiều so với các vật liệu sử dụng trong áo ngực thông thường".