Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim

Robot PigeonBot thay đổi hình dạng các đốt khớp và kiểm soát hai khớp cánh để điều hướng như chim bồ câu.

Chim bồ câu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người nếu số lượng quá nhiều, tương tự loài chuột. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra giá trị của loài bồ câu để tạo ra bản thiết kế hoàn hảo cho loại thế hệ máy bay mới.

Bồ câu có thể thay đổi hình dạng và cấu trúc đôi cánh bằng cách tự nhổ lông hoặc xếp lông lại gần nhau giúp chúng có thể bay nhanh hơn so với những chiếc máy bay không người lái hiện nay. Thông qua sử dụng những nghiên cứu mới về cách chim bồ câu kiểm soát khớp và lông trên cánh, các nhà khoa học đã tạo ra một con chim bồ câu robot với tên gọi PigeonBot có đôi cánh như bồ câu thật. Nghiên cứu sẽ mở đường cho việc chế tạo những mẫu máy bay đạt vận tốc nhanh hơn. 


PigeonBot có khả năng bay lượn giống hệt chim bồ câu. (Ảnh: Techreview).

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành uốn cong và dang rộng cánh của những con chim bồ câu đã chết để tìm hiểu cách kiểm soát hình dạng đôi cánh của chúng. Kết quả cho thấy các góc của hai khớp cánh, cổ cánh và các đốt khớp đều có sự liên kết đến lông cánh. Sự định hướng của những chiếc lông dài và cứng sẽ giúp con chim bay dễ dàng và đạt vận tốc mong muốn. 


So sánh hai khớp cánh, cổ cánh và các đốt khớp giữa chim bồ câu và PigeonBot. (Ảnh: Longrom).

David Lentink, kỹ sư và nhà sinh học tại Đại học Stanford cho biết bên cạnh việc đặt nền móng cho việc chế tạo những mẫu máy bay không người lái thì điều thú vị về robot PigeonBot là nó có thể linh hoạt thay đổi hình dạng cánh như loài chim, điều mà trước đây chưa có loại robot nào làm được.

Trong các thử nghiệm bay, nhóm của Lentink đã quan sát thấy chỉ cần thay đổi đốt khớp của một cánh sẽ giúp robot xoay vòng. Điều này chứng tỏ rằng loài chim cũng dùng đốt khớp để điều hướng bay.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất