Robot dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với người điếc mù
Cánh tay robot được nhóm nghiên cứu bước đầu tập trung huấn luyện ghi nhớ bảng chữ cái, tăng khả năng phản xạ chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu.
Cánh tay robot do Johnson, nghiên cứu sinh kỹ thuật sinh học tại Đại học Northeastern (Mỹ) thiết kế giúp người điếc mù có thể giao tiếp độc lập bằng ngôn ngữ ký hiệu, giảm phụ thuộc vào thông dịch viên.
Jaimi Lard, thành viên của cộng đồng người điếc mù tại Mỹ, trải nghiệm cánh tay robot của Johnson. (Ảnh: Techxplore).
Johnson đã nảy ra ý tưởng làm robot dùng ngôn ngữ ký hiệu xúc giác giao tiếp khi cô còn là sinh viên năm hai. Lúc đó, cô tham gia một khóa học về ngôn ngữ ký hiệu, nhờ đó, Johnson đã tương tác với những người điếc mù.
Cô nhận thấy, những người điếc vẫn có thể giao tiếp thông qua ngôn ngữ ký hiệu có thể nhìn được, nhưng đối với người điếc mù, ngôn ngữ phải là thứ mà họ có thể chạm vào và cảm nhận bằng xúc giác. Vì vậy, người điếc mù cần thông dịch viên để giao tiếp với những người không biết ngôn ngữ ký hiệu.
Nhận thấy sự khó khăn trong giao tiếp của người điếc mù, Johnson chia sẻ, mục tiêu phát triển cánh tay robot này giúp họ có thể giao tiếp độc lập mà không cần dựa vào người khác thông dịch trong trường hợp muốn trao đổi riêng.
Jaimi Lard, thành viên của cộng đồng người điếc mù tại Mỹ, trải nghiệm cánh tay robot và cảm thấy hài lòng về thiết bị này. "Tôi rất hào hứng với cơ hội giao tiếp mới này", Lard nói thông qua một thông dịch viên.
Johnson cho biết, thiết bị đang trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế kiểu dáng thương mại. Cô cùng thầy giáo hướng dẫn đang tập trung huấn luyện robot ghi nhớ bảng chữ cái, nâng cao khả năng phản xạ chuyển đổi thành ký hiệu từ giọng nói người khác. Từ đó, cánh tay robot có thể hỗ trợ người điếc mù giao tiếp bằng văn bản qua email, mạng xã hội.
- Chấm tròn nhỏ trên đồng hồ Rolex có tác dụng gì?
- Máy bay cá nhân 33 cánh quạt tốc độ 160km/h
- Phi hành gia hé lộ chuyển động kỳ lạ của mật ong trong không gian