Rừng chỉ còn 31% diện tích các châu lục toàn cầu
Thế giới đã mất hơn 13 triệu hécta rừng, chủ yếu do chuyển đổi diện tích rừng sang mục đích sử dụng khác, rừng hiện chỉ còn chiếm 31% diện tích các châu lục trên toàn cầu với tổng diện tích chưa đầy 4 tỷ hécta.
Đó là những dữ liệu mới nhất về rừng trên thế giới do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) về hiện trạng rừng toàn cầu nghiên cứu.
Ít nhất 1,6 tỷ người trên thế giới đang sống phụ thuộc vào rừng và đ
a số họ đều quá nghèo, trong đó 60 triệu người chủ yếu là người bản xứ sống trong rừng. Vì vậy, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng cần phải bảo vệ bao gồm cả con người.
Cháy rừng là một trong những nguyên nhân khiến diện tích rừng bị thu hẹp. (Nguồn: Internet)
Ngày 25/1, tại Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng đang diễn ra tại thành phố New York, Mỹ, 192 nước thành viên Liên hợp quốc đã nhất trí khẳng định vai trò của con người trong cuộc chiến bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng bền vững của thế giới.
Diễn đàn thảo luận chiến lược toàn cầu cũng như các chính sách và chương trình liên quan đến rừng cũng như cộng đồng dân cư phụ thuộc vào rừng, các khía cạnh văn hóa và xã hội của rừng nhằm cải thiện cuộc sống, giảm đói nghèo cho người dân sống trong khu vực rừng và phụ thuộc vào rừng.
Liên hợp quốc tuyên bố, năm 2011 là Năm quốc tế về rừng nhằm nâng cao nhận thức về nhu cầu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng, cũng như về giá trị vô giá của rừng đối với cuộc sống con người và khí hậu để các nước và cộng đồng dân cư dành thêm các nguồn lực bảo vệ và khôi phục nguồn tài sản thiên nhiên quý này.
Liên minh quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) nhấn mạnh, rừng góp phần ổn định khí hậu toàn cầu và vì vậy, rừng cần phải ở vị trí trung tâm của mọi nỗ lực chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Giá trị khai thác từ rừng trên toàn cầu ước tính hơn 130 tỷ USD với hơn 60 triệu người lao động trong các ngành công nghiệp liên quan đến rừng.
Nghiên cứu của Liên minh quốc tế các tổ chức nghiên cứu rừng (IUFRO) lưu ý, các nỗ lực hiện nay của Liên hợp quốc để bảo vệ rừng cần được mở rộng từ tiêu điểm sử dụng gỗ sang tiêu điểm cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Phá rừng xuất phát từ sức ép kinh tế đã thải ra lượng khí thải chiếm 10% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu.