Rùng mình cảnh bác sĩ “bắt” giun ký sinh khỏi mắt người

Một bệnh nhân giấu tên tại Karnataka, Ấn Độ, mới đây đã được bác sĩ loại bỏ một con giun ký sinh trong mắt.

Con giun ký sinh được bác sĩ tóm ra khỏi mắt bệnh nhân dài tới 15cm. Ngay khi phát hiện ra “vật thể lạ” này, bác sĩ đã phải ngay lập tức tìm cách xử lý nếu không sẽ để xảy ra di chứng nặng nề cho thị lực của bệnh nhân.

Trước đó, bệnh nhân 60 tuổi đã đến bệnh viện ở Karnataka, Ấn Độ với một sinh vật “lạ” đang ngoe nguẩy ở khu vực lòng trắng mắt.


Một con giun chỉ xuất hiện trong lòng trắng mắt của một bệnh nhân tại Ấn Độ khiến nhiều người không khỏi rùng mình.

Bác sĩ Srikanth Shetty là người trực tiếp xử lý ca bệnh đặc biệt này. Với một con giun ký sinh đang ngoe nguẩy liên tục thực sự không hề dễ dàng để bắt nó ra mà không làm tổn thương đến mắt của bệnh nhân.

Sau khi được bắt ra khỏi mắt của bệnh nhân 60 tuổi, “danh tính” của con giun ký sinh được xác định là Wuchereria Bancrofti (giun chỉ). Ấu trùng của loài ký sinh trùng này tồn tại trong cơ thể loài muỗi, chủ yếu lây nhiễm với con người thông qua con đường muỗi đốt.


Trước khi bị loại bỏ, con giun chỉ dài tới 15cm vẫn ngoe nguẩy trong mắt bệnh nhân.

Chúng là nguyên nhân gây ra bệnh giun chỉ bạch huyết, hay còn được biết đến với cái tên khác là bệnh phù chân voi.

Theo thông tin từ Viện sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng TP. HCM, bệnh giun chỉ bạch huyết hay còn được gọi là bệnh phù chân voi, là một bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected tropical disease - NTD), làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Giun chỉ bạch huyết là một bệnh nhiễm ký sinh trùng Wuchereria bancrofti, Brugia malayi hoặc Brugia timori. Ở Việt Nam chỉ gặp 2 loại là Wuchereria bancrofti và Brugia malayi, trong đó Brugia malayi chiếm đa số (trên 90%).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất