Ruồi, bọ chét cũng có ý thức và duy kỷ

Nhóm nghiên cứu quét não ruồi và nhận ra rằng chúng không những có ý thức, "kinh nghiệm chủ quan" mà còn nhìn nhận thế giới theo cách con người vẫn làm.

Con người chúng ta đã luôn đồng ý với nhau rằng có một vài loài động vật trên Trái đất đạt được một mức độ nhận thức cao hơn nhiều so với phần còn lại.

Ví dụ như cá voi nổi tiếng với kỹ năng thông tin liên lạc và sự thông minh tuyệt vời của mình. Hay chó thì lại được tiến hóa với nhiều loại cảm xúc phức tạp... Chính đây là một trong các lý do khiến con người không đang tâm giết hại chúng.

Ruồi, bọ chét cũng có ý thức và duy kỷ
Theo nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Macquarie ở Úc, ruồi và bọ chét có "kinh nghiệm chủ quan", một trong những hình thức cơ bản nhất của ý thức - (Ảnh: Flickr).

Tuy nhiên, côn trùng thì dường như chưa bao giờ được cho vào danh sách này. Côn trùng được con người xếp vào hàng "không cảm giác". Nên nếu "vô phước" đâm đầu vào nhà và làm phiền con người, chúng có thể bị tàn sát thẳng tay.

Nhưng có thể giờ đây, trước khi đập ruồi, nhân loại sẽ đắn đo một chút bởi các nhà khoa học vừa tìm ra bằng chứng cho thấy, các loài công trùng cũng có ý thức và duy kỷ.

(Duy kỷ: Piaget định nghĩa tính duy kỷ như là nghĩ về thế giới vật chất và thế giới xã hội theo quan điểm độc nhất của chính mình. Kết quả là các đặc tính của bản thân được dùng để định nghĩa hay diễn dịch các đặc tính của đối tượng trong môi trường: Tôi bị nhầm lẫn với cái không phải là tôi. Ví dụ: Tin rằng khi nhắm chặt mắt lại thì sẽ không ai thấy được mình).

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Macquarie ở Úc cho rằng ruồi và bọ chét có "kinh nghiệm chủ quan" - một trong những hình thức cơ bản nhất của ý thức.

Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu quét não của ruồi, so sánh não của ruồi với các động vật khác, và phát hiện ra rằng bộ não của ruồi có cấu trúc tương tự như bộ não của con người, cho phép chúng vẽ nên thế giới giống như cách chúng ta làm.

Nhà nghiên cứu Colin Klein nói với Discovery News: "Khi bạn và tôi đang đói, chúng ta không chỉ hướng tới thực phẩm, đói của chúng ta cũng có một cảm giác đặc biệt gắn liền với nó. Một cơ thể có kinh nghiệm chủ quan nếu trạng thái tinh thần của nó cảm thấy một cái gì đó khi chúng xảy ra...

Trong cơ thể người và động vật có xương khác (động vật có xương sống và/hoặc cột sống) có bằng chứng tốt cho thấy não giữa là nơi chịu trách nhiệm về năng lực cơ bản cho kinh nghiệm chủ quan".

"Vỏ não quyết định chúng ta nhận thức bao nhiêu nhưng não giữa là nơi đầu tiên cho chúng ta có khả năng nhận thức. Nó (ruồi) như vậy, rất thô sơ, bằng cách hình thành một hình ảnh tích hợp duy nhất của thế giới từ một góc nhìn duy nhất", Colin Klein chia sẻ.


Ruồi còn có tính duy kỷ vì chúng chọn lọc chú ý đến điều này hơn đều khác để tồn tại theo cách nhìn của bản thân - (Ảnh: Internet).

Do vậy, nhóm của Klein cho rằng ruồi còn có tính duy kỷ vì chúng chọn lọc chú ý đến điều này hơn điều khác để tồn tại theo cách nhìn của bản thân.

Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu thêm nhằm thử và cố gắng tìm ra cách thức ý thức phát triển và tiến hóa ở tất cả các loài sinh vật. Cho đến bây giờ, bằng chứng cho thấy sinh vật trở nên có ý thức khi chúng bắt đầu ưu tiên các nhu cầu và có khả năng di chuyển tự do.

Cách đơn giản để hình dung là nghĩ đến loài sứa. Sứa không có ý thức. Chúng không di chuyển tự do khắp đại dương, thay vào đó, nương sóng. Nếu chúng có sự nhanh nhẹn, chúng sẽ cần phải lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu của mình và từ đây, có thể phát triển ý thức.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất