Sahara có trở thành nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ?

Bất cứ ai đến thăm Sahara đều ấn tượng bởi cái nắng và nóng ở sa mạc này. Ngoài một vài ốc đảo chỉ có thảm thực vật nhỏ, còn lại hầu hết được bao phủ với đá, cát và cồn cát. Nhưng năng lượng mặt trời vô tận ở đây lại đủ cung cấp cho Trái đất dùng... thoải mái.

Theo số liệu thống kê thế giới, nếu sa mạc Sahara là một quốc gia thì nó sẽ có diện tích lớn thứ 5 thế giới, hơn cả Brazil và nhỏ hơn một chút so với Trung Quốc và Mỹ.

Còn theo ước tính của NASA, trung bình mỗi mét vuông sa mạc Sahara nhận được từ 2.000 đến 3.000 kilowatt giờ năng lượng mặt trời mỗi năm. Tổng năng lượng có được ước tính khoảng 22 tỷ gigawatt giờ mỗi năm.


Nếu biến sa mạc Sahara thành nhà máy điện mặt trời, sản lượng điện năng của nó sẽ tương đương với hơn 36 tỷ thùng dầu mỗi ngày.

Điều gì sẽ xảy ra khi người ta biến toàn sa mạc Sahara trở thành trang trại năng lượng mặt trời, khi đó sa mạc này sẽ tạo ra năng lượng gấp khoảng 2.000 lần so với tổng các nhà máy điện lớn nhất thế giới hiện nay cộng lại.

Sản lượng điện năng của nó sẽ tương đương với hơn 36 tỷ thùng dầu mỗi ngày. Cò nếu tính theo nhu cầu tiêu thụ, năng lượng do sa mạc Sahara cung cấp sẽ lớn hơn 7.000 lần nhu cầu điện của toàn châu Âu. Điều đáng nói, năng lượng từ sa mạc này đem lại là năng lượng sạch, hầu như không có khí thải carbon.

Bên cạnh đó, Sahara cũng có lợi thế là rất gần với châu Âu. Khoảng cách ngắn nhất giữa Bắc Phi và Châu Âu chỉ là 15km tại Eo biển Gibraltar (vùng đất thuộc Anh).

Còn nếu để dùng cho châu Phi, thì chỉ cần một phần nhỏ của Sahara. Và người ta đang hy vọng, nếu công nghệ năng lượng mặt trời được cải thiện, thì mọi thứ sẽ trở nên rẻ hơn và hiệu quả hơn nhiều.

Sahara có thể khắc nghiệt đối với hầu hết các loài thực vật và động vật, nhưng nó có thể mang lại năng lượng bền vững cho cuộc sống trên khắp châu Phi và hơn thế nữa. 

Vào năm 2009, một dự án mang tên Desertec đã ra đời để phục vụ cho việc sản xuất năng lượng mặt trời từ sa mạc Sahara. Nó nhanh chóng nhận được nhiều tiền từ các ngân hàng và công ty năng lượng khác nhau đổ vào.

Nhưng chỉ một năm sau đó, dự án sụp đổ, các nhà đầu tư rút tiền vì lý do chi phí sản xuất quá cao. Bên cạnh đó, những dự án như vậy cũng bao gồm nhiều yếu tố rủi ro chính trị, thương mại và xã hội. Có lẽ đây lá lí do lớn nhất ngăn cản nguồn tài nguyên vô tận của lục địa đen chưa được khai phá chăng?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất