Sài Gòn xưa và nay qua 10 công trình tiêu biểu

Cùng nhìn lại Sài Gòn sau 41 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30.04.1975 - 30-04-2016 qua loạt ảnh 10 công trình nổi tiếng.

1. Dinh Độc Lập. (Thống Nhất)


Dinh Norodom thời Pháp thuộc được xây năm 1868 thay cho dinh cũ được xây dựng bằng gỗ năm 1863.


Hiện nay dinh được mang tên là Độc Lập hay Thống Nhất, đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

2. Nhà thờ Đức Bà

Sài Gòn xưa và nay qua 10 công trình tiêu biểu
Nhà thờ Đức Bà năm 1863. Tên chính thức "Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội".


Ngày nay đây là một công trình kiến trúc thật sự có giá trị rất lớn về mặt lịch sử và nghệ thuật kiến trúc xây dựng. Mặc dầu nhà thờ Đức Bà đã trải qua trên trăm năm tuổi nhưng ngày nay nó vẫn tồn tại như một di tích sống minh chứng cho sự tư do tín ngưỡng của đất nước.

3. Bưu điện trung tâm TPHCM


Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách đậm chất châu Âu 1886 - 1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Đây là công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.


Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1.Tòa nhà nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà và gần trung tâm mua sắm Diamond Plaza, công trình kiến trúc tương tác sinh động đẹp mắt cho tâm điểm của Sài Gòn ngày nay. Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nhà hát TPHCM


Nhà hát Thành Phố Hồ Chí Minh còn gọi là Nhà Hát Lớn. Nhà Hát Lớn được khởi công năm 1898 và đến ngày 1 tháng 1 năm 1900 thì khánh thành.


Ngày nay, Nhà hát được trang bị với trang thiết bị điện, chiếu sáng và hệ thống âm thanh tối tân nhất. Nhà hát phục vụ âm nhạc và sân khấu truyền thống Việt Nam, âm nhạc phương Tây cổ điển, các buổi biểu diễn của trường học, lễ tốt nghiệp và các sự kiện văn hóa đặc biệt khác.

5. UBND TPHCM


Được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Dinh Xã Tây. Đến thời Việt Nam Cộng hòa gọi là Tòa Đô Chánh Saigon là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô Sài Gòn. Ảnh trên nóc là chân dung vua Bảo Đại - tháng 3.1975.


Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành ph ố Hồ Chí Minh hiện nay đặt tại số nhà 86 Lê Thánh Tôn,phường Bến Nghé, cuối đại lộ Nguyễn Huệ.

6. Chợ Bến Thành


Nguyên thủy, chợ Bến Thành (Chợ Mới hoặc Chợ Sài Gòn) đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ là thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.


Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần 100 năm qua Chợ Bến Thành đã trở thành một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao thay đổi thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mai lớn nhất đất nước.

7. Chợ Lớn


Thành phố Chợ Lớn thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1865. Đến ngày 20 tháng 10 năm 1879, Thống đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ra Nghị định công nhận thành phố Chợ Lớn (ville de ChoLon) là đô thị loại 2 (municipalité de 2e classe) ngang cấp tỉnh, cùng với các thành phố Đà Nẵng và Phnom Penh được thành lập sau này của xứ Đông Dương thuộc Pháp. Đứng đầu thành phố là viên Thị trưởng (Maire), do Thống đốc Nam Kỳ đề cử và Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm. Thành phố Chợ Lớn là đơn vị hành chính tách biệt hẳn với tỉnh Chợ Lớn. Tuy nhiên trụ sở các cơ quan chính quyền của tỉnh Chợ Lớn đều đặt tại Thành phố Chợ Lớn.


Năm 2015, Chợ Lớn được Trung tâm Bảo tồn di tích - Sở Văn hóa - thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng xét duyệt di tích Thành phố Hồ Chí Minh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vai trò của Chợ Lớn ngày nay là cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế của Sài Gòn.

8. Bến Bạch Đằng


Trước khi Pháp chiếm Sài Gòn, đây là nơi vua nhà Nguyễn từng đến bến Bạch Đằng để tắm nên gọi là Bến Ngự.


Bến Bạch Đằng gồm bến cảng và công viên Bạch Đằng nằm bên bờ sông Sài Gòn từ lâu đã trở thành một điểm đến thú vị của người dân thành phố và khách du lịch khi đến thăm Tp. Hồ Chí Minh. Công viên Bạch Đằng ngày nay đã được xây dựng thêm nhiều công trình cảnh quan và các dịch vụ tiện ích để phục người dân và du khách với tổng chiều dài 1.3km tương đương diện tích khoảng 23.400 mét vuông.

9. Việt Nam Quốc Tự


Sau khi phật giáo tranh đấu chống đối sự kì thị tôn giáo của chế độ độc tài tàn bạo đối với phật giáo năm 1936 và rồi chính quyền đó bị sụp đổ. Cuối năm 1963 thì thành lập giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất và đồng thời cũng được chính quyền kế tiếp sau khi lật đổ chế độ độc cho giáo hội một miếng đất rộng bốn mẫu tại số 16 đường Trần Quốc Toản với danh nghĩa là mướn thời hạn 99 năm chỉ với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn.


Nay tuy chỉ với ngôi tháp 7 tầng và 3.712 thước vuông nhưng vẫn là sự tồn tại của Việt Nam Quốc Tự và cũng nói lên niềm hoan hỉ cho những người con Phật, những tấm lòng cao cả biết hiến dâng đời mình cho đất nước dân tộc và đạo pháp.

10. Cảng Sài Gòn


Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 mét vuông.
Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 mét vuông.


Cảng Sài Gòn hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh ngày nay là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất