Sao chổi bị mặt trời 'ăn thịt'

Vừa qua NASA đã bắt gặp cảnh sao chổi Kreutz Sungrazer lao vào mặt trời như con thiêu thân.

Kreutz Sungrazers được cho là những mảnh vỡ của một sao chổi lớn bị nổ ở nhiều thế kỷ trước, và được đặt tên theo tên của nhà thiên văn học Đức Heinrich Kreutz người đầu tiên nghiên cứu và phát hiện ra nó.

Kreutz có đặc trưng là quỹ đạo của nó bay rất gần mặt trời. Cảnh ngôi sao chổi bị mặt trời "ăn thịt" do NASA ghi lại này đã được phổ biến trên Youtube và các trang web, blog về thiên văn. 


Người phát ngôn của NASA cho biết họ đã tập hợp những cảnh quay sử dụng Coronagraph, thiết bị chặn các vật thể sáng nhất trong bức ảnh, được dùng để tái tạo hiện tượng "nhật thực giả", giúp các nhà thiên văn có thể quan sát các hoạt động xung quanh mặt trời bằng mắt thường.

Kể từ năm 1995, khi hàng trăm sao chổi Kreutz được phát hiện và lần lượt lao vào mặt trời như những con thiêu thân trong không gian. Các chuyên gia cho biết, một cụm mới của sao chổi Kreutz sẽ tiếp cận mặt trời trong vài thập kỷ tới, hứa hẹn sẽ có những hình ảnh ngoạn mục hơn.

 

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất