Sắp được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc giao hội với sao Hỏa
Hội Vật lý Thiên văn Việt Nam cho biết, vào rạng sáng ngày 14-15/8, sao Mộc và sao Hỏa sẽ gần như chạm vào nhau trên bầu trời - một ảo ảnh gây ra bởi sự thẳng hàng của các hành tinh. Lần tiếp theo sao Mộc và sao Hỏa xuất hiện gần như thế này sẽ là tháng 12/2033.
Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Phi, hai hành tinh sẽ xuất hiện gần nhất vào sáng ngày 14/8. Đối với hầu hết Châu Á và Úc, cặp hành tinh này sẽ nhìn gần nhau nhất vào sáng ngày 15/8.
Ở khoảng cách tiếp cận gần nhất, sao Hỏa và sao Mộc sẽ cách nhau khoảng 0 độ 19 phút. Thời điểm quan sát tốt nhất ở Việt Nam là rạng sáng ngày 15/8, sau 2 giờ sáng và trước khi Mặt trời mọc. Vào ngày 14/8 thì khoảng cách biểu kiến của hai hành tinh là khoảng 0.5 độ. Sau đó, đến rạng sáng ngày 21/8 sẽ lại diễn ra giao hội của sao Thổ với Mặt trăng. Hai hành tính tiến đến gần nhau, chỉ cách nhau 3 độ 55 phút.
Sao Mộc và sao Hỏa sẽ giao hội vào rạng sáng 15/8.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM, từ sau 2 giờ sáng đến trước khi Mặt trời mọc là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này. "Để quan sát được các hành tinh có độ sáng cao như sao Mộc và sao Hỏa, chúng ta hoàn toàn có thể dùng mắt thường để quan sát vì chúng trông như những ngôi sao sáng. Bên cạnh đó các hành tinh có đặc tính đặc biệt là hầu như không nhấp nháy so với các ngôi sao thông thường khác".
Chuyên gia cho biết để có thể quan sát được tốt nhất, chúng ta nên chọn vị trí có thể nhìn thông thoáng sát chân trời đông, càng xa thành phố lớn càng tốt để không bị ảnh hưởng bởi khói bụi sát chân trời. Cũng như các quan sát thiên văn khác, chúng ta cũng cần phải có thời tiết ủng hộ, ngay cả các hành tinh sáng nhất như sao Mộc cũng khó có thể xuyên qua lớp mây dày.
- Phát hiện sốc từ phòng thí nghiệm của nhà giả kim thế kỷ 16
- Tại sao đàn ông Trung Nguyên xưa dù có bị đánh chết cũng không cưới vợ Hung Nô?
- Vì sao rừng cổ đại tươi tốt trong miệng hố sụt Trung Quốc?