Sên biển phát quang hai đầu lưỡng tính đầu tiên trên thế giới

Một công ty chuyên quay phim dưới nước ở Australia phát hiện sên biển hai đầu với hai bộ phận sinh dục ngoài khơi đảo Borneo, Malaysia.

  • Răng sên biển có thể là vật liệu sinh học cứng nhất thế giới
  • Cận cảnh giao phối của sên biển có 2 "của quý"
  • Phát hiện loài ốc sên biển nuôi con hộ "tình địch"

Phát hiện sên biển hai đầu lưỡng tính đầu tiên ở Malaysia

Ngoài hai đầu, con sên biển còn sở hữu cả cơ quan sinh dục đực và cái. Đây là đặc điểm bình thường, bởi mọi loài sên biển đều là động vật lưỡng tính. Nó có chiều dài thân 25 cm, song kích thước tối đa của loài này có thể đạt tới 120 cm.


Việc con sên có hai đầu có thể là kết quả của một khiếm khuyết bẩm sinh. (Ảnh: Caters News.)

Con sên biển thuộc nhóm nembrotha kubaryana hay còn gọi là sên phát quang nhiều màu. Màu xanh neon và vàng cam trên cơ thể sên biển nhằm cảnh báo kẻ thù rằng nó có chất độc.

Sên biển có khả năng tách hợp chất hóa học từ nước biển rồi tích trữ. Khi gặp kẻ thù, chúng phun chất độc dưới dạng nhầy để tự vệ.

Clay Bryce, một nhà sinh học hải dương của Bảo tàng Tây Australia ở thành phố Perth, cho biết sên biển hai đầu rất hiếm bởi chúng luôn chết rất sớm. "Nhưng nó dường như là con trưởng thành hoặc ít ra là sắp trưởng thành, vì vậy trong trường hợp này có lẽ hai đầu tốt hơn so với một đầu," Mirror hôm 15/8 dẫn lời Bryce nói.

Theo Bryce, việc con sên sở hữu hai đầu có thể là khiếm khuyết bẩm sinh do đột biến gene hoặc tình trạng ô nhiễm trong môi trường.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất