Siêu bão và núi lửa “va” vào nhau thì sẽ như thế nào?
Khi một cơn bão va phải một ngon núi lửa đang phun trào và bắn ra vô số tia lửa khắp mọi phía, khói cũng bốc lên ngùn ngụt. Tất nhiên, những tia lửa thoát ra theo dòng dung nham có thể trở lên lớn mạnh hơn phụ thuộc vào các yếu tố chính bao gồm sức mạnh của cơn bão, mức độ gió và cả quy mô hoạt động của núi lửa và địa hình xung quanh.
Những yếu tố tác động này gần như không thể dự đoán chính xác, đặc biệt là khi một cơn bão lớn đổ bộ qua một ngọn núi lửa lớn. Theo Steven Businger, giáo sư khoa Khí tượng tại Đại học Hawaii (UH) thừa nhận: "Chúng tôi luôn phấn khích khi có bão đến".
Núi lửa có thể tạo ra bão
Tro bụi núi lửa là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều trận mưa và lũ lụt.
Núi lửa Kilauea trên đảo Hawaii (được gọi là Đảo Lớn) đã hoạt động từ năm 1983, lượng dung nham phun trào đã phá hủy, thiêu rụi nhà cửa trong nhiều năm liền. Lần phun trào mới nhất của nó là giữa tháng 5/2018, nó đã phá hủy 700 ngôi nhà và hơn 850 mẫu Anh (343 ha) đất trên Đảo Lớn. Vào ngày 5/8/2018, các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ mô tả hoạt động từ khe nứt số 8 của Kilauea - lớn nhất và hoạt động mạnh nhất - đã giảm xuống "chỉ còn là một tia sáng".
Tuy nhiên, ngoài sự nguy hiểm từ nham thạch ra, tro bụi sau những lần phun trào là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều trận mưa và lũ lụt. Thời tiết gần khu vực núi lửa phun trào thường có nhiều mưa, chớp và sấm sét hơn những khu vực khác. Điều này là do các hạt tro được bắn lên bầu khí quyển đã hấp thụ nước, không khí sau đó bị phân rã và tạo thành mưa bão.
Dĩ nhiên, một cơn bão hoặc lốc xoáy mang theo một lượng mưa khổng lồ cùng sức gió mạnh kết hợp thời tiết núi lửa đang bị biến động thì không gì có thể tồi tệ hơn. Theo tiến sĩ Businger cho biết: "những cơn bão có sự tương tác với núi lửa gây ra nhiều cái chết hơn cả do gió lớn kèm sét đánh".
Cơn bão có sự tương tác với núi lửa gây ra nhiều cái chết hơn cả do gió lớn kèm sét đánh.
Vào năm 1991, núi Pinatubo ở Philippines nổ tung đỉnh núi và phun trào hàng tấn dung nham, đây được xem là núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20. Thật không may khi cơn bão Yunya đến kéo theo những trận mưa lớn khi núi lửa đang phun trào, tro núi lửa và đá mà Pinatubo bốc lên đã bị cuốn trôi xuống sườn núi phá hủy hoàn toàn hệ thực vật nơi đây. Trong bốn năm tiếp theo, những cơn bão vẫn tiếp tục được hình thành và gây ra nhiều thiệt hại hơn chính vụ phun trào.
Gia tăng sự hình thành sét
Vào năm 2013, Businger và đồng nghiệp Andre Pattantyus kết luận sự gia tăng rõ rệt của sét trong một bài báo trên tạp chí Geophysical Research Letters vào năm 2014. Khi không khí bị ô nhiễm do một ngọn núi lửa đang hoạt động tạo ra nhiều hạt ngưng tụ - hạt nhân ngưng tụ, quá trình này được gọi là mức đóng băng. Sau quá trình phân tách điện tích - điện khí hóa sẽ hình thành sét.
Dung nham phun trào tạo ra quá trình điện hóa tro phía trên đồng thời tích tụ đủ điện tích để tạo ra sét.
Bằng cách sử dụng các máy quay tốc độ cao và âm thanh tiên tiến, các nhà nghiên cứu ở Đức gần đây đã đo được sét núi lửa ở Sakurajima Volcano ở Nhật Bản và nhận thấy rằng các tia sét được tạo ra ngay trong đám mây tro bụi, chỉ vài trăm mét trên vành miệng núi lửa. Dung nham liên tục phun trào tạo ra quá trình điện hóa tro phía trên đồng thời tích tụ đủ điện tích để tạo ra sét.
- Thiên thạch 100m phát nổ 430 triệu năm trước
- Lò phản ứng tổng hợp hạt nhân đầu tiên trên thế giới sẽ bắt đầu thử nghiệm vào mùa hè này
- Cận cảnh xe tự lái Made in Viet Nam đầu tiên, với "con mắt" kỳ lạ trên nóc