“Siêu mặt trăng” sắp gây ra động đất, sóng thần?
Ngày 19/3 được coi là ngày “siêu mặt trăng”, vì khoảng cách giữa Trái đất và “chị Hằng” sẽ ngắn nhất trong 19 năm qua. Một số người cho rằng, những sự kiện thời tiết bất thường như động đất, sóng thần...có thể xảy ra vào ngày này.
Vào thời điểm này, mặt trăng sẽ chỉ cách trái đất gần 357.000 km. Theo Daily Mail, nhiều nhà khoa học nghiệp dư cảnh báo, siêu mặt trăng có thể gây rối loại khí hậu Trái đất, thậm chí có thể gây ra động đất và khiến núi lửa phun trào.
Siêu mặt trăng từng xảy ra vào năm 1955, 1974, 1992, và 2005. Tất cả những năm này đều chứng kiến nhiều sự kiện khí hậu cực đoan.
Cơn sóng thần cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra hai tuần trước thời điểm siêu mặt trăng 2005. Và trong lễ giáng sinh năm 1974, trận lốc xoáy Tracy với tốc độ gió lên tới 250 km/g phá hủy ba phần tư thành phố Darwin (Australia).
Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng sẽ ngắn nhất trong 19 năm qua.
(Ảnh: Daily Mail)
Tuy nhiên, Pete Wheeler, chuyên gia ở Trung tâm thiên văn vô tuyến quốc tế, nghi ngờ về khả năng xảy ra sự kiện khí hậu nhiều biến động vào thời điểm siêu mặt trăng năm nay.
“Thủy triều trên trái đất sẽ thấp hơn và cao hơn mức bình thường xung quanh thời điểm siêu mặt trăng, nhưng không có gì đáng chú ý”, Wheeler nói.
Nhà khoa học người Australia David Reneke chia sẻ quan điểm này, và cho rằng những nhà lý luận không chuyên luôn nhìn ra mối liên hệ giữa một thảm họa thiên nhiên với thời điểm nào đó, rồi đổ lỗi cho siêu mặt trăng”, Reneke nói.
“Bạn có thể kết nối các mốc thời gian với gần như tất cả các thảm họa thiên nhiên hay bất kỳ thứ gì trên bầu trời, như sao chổi, hành tinh, mặt trời... Ngày xưa, một số người từng nói rằng, các mối liên kết của hành tinh đẩy trái đất ra xa. Nhưng điều này không xảy ra. Các nhà chiêm tinh cường điệu vấn đề này trong suốt thời gian dài ”, Reneke nói.
Mặt trăng vẫn là hành tinh còn nhiều bí ẩn với con người. Những tín hiệu từ các cảm biến địa chất từng được các phi hành gia của tàu Apollo đặt trên Mặt trăng năm 1971 vừa truyền về cho thấy, mặt trăng cũng chứa chất lỏng trong lõi như Trái đất.
Các nhà khoa học ở Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) áp dựng các kỹ thuật địa chấn ngày nay để xem xét dữ liệu truyền về từ những cảm biến này trong thời kỳ huy hoàng của chương trình nghiên cứu không gian của Mỹ.
Kết quả cho thấy, mặt trăng có lõi cứng, giàu sắt với bán kính gần 241 km, và một lõi ngoài chứa dung dịch giàu sắt. Điều này giúp mặt trăng tự sinh ra và duy trì từ trường rất mạnh.