"Siêu sét" dài gần 770km được công nhận kỷ lục thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hôm 31/1 chính thức xác nhận hai kỷ lục về tia sét đơn dài nhất và tia chớp tồn tại lâu nhất.
Theo CNN, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chính thức công nhận "siêu sét" từng xuất hiện trên bầu trời Bắc Mỹ ngày 29/4/2020 có chiều dài kỷ lục cho đến nay. Nó kéo dài khoảng 768km từ Texas tới Louisiana của Mỹ.
Trước đó, kỷ lục thuộc về một tia xét xuất hiện vào tháng 10/2018 tại phía nam Brazil.
""Siêu sét" là tia chớp rất rất lớn. Sét trong các cơn bão đa phần chỉ dài vài km. 'Siêu sét' có thể dài tới hàng trăm km", Randall Cerveny, chuyên gia về các hiện tượng thời tiết cực đoan của WMO, cho biết.
Dù phá kỷ lục về chiều dài, tia chớp nói trên lại có "tuổi thọ" ngắn hơn so với một "siêu sét" khác ở Nam Mỹ.
Tia sét dài kỷ lục xuất hiện ở Bắc Mỹ năm 2020. (Ảnh: NOAA).
Một kỷ lục khác được WMO công nhận cùng ngày là tia chớp tồn tại lâu nhất thế giới. Nó xuất hiện ngày 31/10/2018 trong một cơn bão ở Uruguay và phía bắc Paraguay, tồn tại trong 17,102 giây. Khoảng thời gian này lâu hơn kỷ lục trước đó 0,37 giây, được thiết lập ngày 4/3/2019 ở phía bắc Argentina.
Trước đây, dữ liệu về sét được ghi nhận dựa trên mạng lưới thu thập thông tin trên mặt đất. Tuy vậy, công nghệ này có nhiều hạn chế.
Các nhà khoa học hiện sử dụng công nghệ mới có tên "Bản đồ Tia sét Địa tĩnh", nhờ hoạt động của các vệ tinh trên quỹ đạo, để thu thập dữ liệu của các tia sét trên toàn cầu. Nhờ vậy, ngày càng nhiều "siêu sét" được ghi nhận.
Công nghệ mới giúp các nhà khoa học quan sát được những khía cạnh mà trước đây không thể nắm bắt của các hiện tượng thời tiết.
- Bị hacker 19 tuổi lập trang Twitter theo dõi lộ trình máy bay riêng, Elon Musk chi 5000 USD xin được "tha"
- Kỳ đà hoa chui lên từ bồn cầu nhà dân khiến ai thấy cũng giật mình
- Từ Hi Thái Hậu mời một "con hát" vào cung trong đêm, hôm sau thành 1 cỗ thi thể. Chuyện gì đã xảy ra?