Siêu trăng vừa xuất hiện trên bầu trời các nước

Người dân ở nhiều nước trên thế giới vừa có dịp quan sát Mặt Trăng khổng lồ tuyệt đẹp chiếu sáng rực bầu trời trong hiện tượng "siêu trăng".


Siêu trăng trên bầu trời thủ đô Washington DC của Mỹ hôm 16/10. Năm nay, ba siêu trăng sẽ chiếu sáng Trái Đất vào tháng 10, 11, 12, theo The Sun. (Ảnh: Xinhua).


Siêu trăng màu đỏ rực treo lơ lửng trên bầu trời nước Mỹ. (Ảnh: Xinhua).


Siêu trăng xảy ra vào hai tháng sau sẽ lớn và sáng hơn. (Ảnh: Xinhua).

Siêu trăng vừa xuất hiện trên bầu trời các nước
Thuật ngữ "siêu trăng" để chỉ Mặt Trăng ở gần Trái Đất hơn bình thường. (Ảnh: Instagram).


Quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip và một mặt ở gần Trái Đất hơn 48.300km so với mặt còn lại. Mặt gần hơn được gọi là "cận điểm" trong khi mặt xa hơn có tên "viễn điểm". Siêu trăng trong bức ảnh chụp ở Reading, Anh. (Ảnh: Geoffrey Swaine).


Khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng thẳng hàng, hiện tượng này gọi là sóc vọng. Khi sóc vọng trùng với cận điểm, tức ba thiên thể nằm thẳng hàng trong đó Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, siêu trăng xuất hiện. Siêu trăng nhô lên phía sau một căn hộ ở Ronda, phía nam Tây Ban Nha. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng tháng 11 rất đặc biệt vì nó xảy ra trong vòng hai tiếng ở Mặt Trăng ở cận điểm nên lớn hơn và sáng hơn. Siêu Trăng chiếu sáng ở Mexico City, Mexico. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng tháng 11 cũng là dịp trăng tròn ở gần Trái Đất nhất trong thế kỷ 21. (Ảnh: Reuters).


Siêu trăng tháng 12 sẽ che bớt một phần ánh sáng từ mưa sao băng Geminid. Siêu trăng tỏa sáng phía trên tháp Victoria ở đỉnh đồi Castle Hill, phía tây Yorkshire, Anh. (Ảnh: Charlotte Graham).


Siêu trăng khổng lồ tháng 12 sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với Mặt Trăng lúc bình thường. (Ảnh: Charlotte Graham).

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất