Sievert là gì? Bức xạ là gì? Bức xạ ở ngưỡng nào là an toàn?

Sievert là đơn vị đo liều bức xạ, thể hiện tổng năng lượng bức xạ hấp thụ bởi tế bào sống và mức độ sinh học mà nó gây ra. Sievert chỉ là một trong số các đơn vị đo bức xạ.

Theo Wikipedia, Sievert, ký hiệu: Sv, theo Hệ đo lường quốc tế là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại. Đơn vị được đặt tên theo tên của Maximilian Rolf Sievert, một nhà vật lý y tế Thụy Điển nổi tiếng với công việc đo liều lượng phóng xạ và nghiên cứu về ảnh hưởng sinh học của phóng xạ.


Thang đo đơn vị sievert.

Bức xạ là gì?

Bức xạ là các tia không nhìn thấy được và chỉ nhận biết qua các thiết bị đo. Bức xạ được hiểu là bức xạ ion hoá, gồm các chùm hạt vi mô và sóng điện từ có khả năng ion hoá khi đi qua vật chất, trừ các sóng điện từ có bước sóng dài hơn 100 nm (nanomet).

Giới hạn quá liều bức xạ

1 Sv = 103 mSv = 106 µSv

Liều bức xạ tự nhiên trung bình đối với một người là từ 0,001- 0,002 Sv hoặc 1-2 mSv/ năm. Một lần chụp X quang thường phải chịu liều từ 0,2- 5Sv

Hiện nay trong các văn bản pháp quy quy định về tiêu chuẩn liều giới hạn đều sử dụng đơn vị Sv/năm, mSv/h, µSv/h.

Theo khuyến cáo của ICRP (Ủy ban quốc tế về an toàn bức xạ), giới hạn liều bức xạ tối đa với công nhân không nên vượt qua 50mSv/năm. Với phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ thì không quá 2 mSv/năm.

Các triệu chứng cấp tính (liều nhận được trong vòng một ngày):

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất