Sinh vật 18 triệu năm không biết sex là gì và đến giờ khoa học mới hiểu tại sao

Tưởng sex là quan trọng ư? Đúng quá đi chứ, nhưng có loài vật đã trải qua 18 triệu năm mà chưa một lần được này nọ cùng ai...

Diploscapter pachys là tên của một loài giun tròn đã có mặt trên Trái đất từ 18 triệu năm trước. Nhưng con số 18 triệu không phải điều đặc biệt ở loài giun này, vì nhiều loài vật có tuổi đời còn lâu hơn thế.

Vấn đề là trong quãng thời gian khổng lồ ấy, giun D. pachys chưa từng quan tâm đến "sex" đúng nghĩa - hay theo ngôn ngữ khoa học là hình thức sinh sản hữu tính. Trên thực tế, rất hiếm sinh vật có thể tồn tại chỉ bằng hình thức sinh sản vô tính, do sự thiếu đa dạng của ADN. Nếu như một quần thể có gene tương tự nhau, chỉ cần một dịch bệnh xuất hiện là đủ để quét sạch cả giống nòi.


Chân dung sinh vật không cần sex trong 18 triệu năm.

Thế nhưng giun D. pachys đã làm được điều đó, những 18 triệu năm lận. Và lý do đã được các chuyên gia từ ĐH New York (Mỹ) tìm ra trong một nghiên cứu mới đây.

"Đây là hiện tượng rất quan trọng để hiểu được quá trình tiến hóa về mặt di truyền, vì nó đối nghịch hẳn với quan niệm thường thấy về sinh sản, rằng sinh sản phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường" - trích lời tiến sĩ David Fitch từ ĐH New York.

Về cơ bản, D. pachys là sinh vật chỉ sinh sản vô tính, và chúng tự nhân bản ra các đời sau. Tưởng như đây là một hình thức "chơi tất tay" của chúng, nhưng các thử nghiệm lại cho ra kết quả khác. Trong khi con giun nguyên gốc chỉ có một cặp NST, giun thế hệ sau có đến 5 - 7 cặp khác nhau. Và bí mật ở đây nằm ở cách chúng xây dựng bộ NST của mình.

Các cặp NST thay vì mất đi theo thời gian, lại được giun tổng hợp lại thành một chuỗi duy nhất.

Kết quả, canh bạc "tất tay" của chúng hóa ra lại rất chắc chắn, khi tạo ra được một quần thể gene thực sự đa dạng, sau đó đảm bảo cho chuỗi gene ấy không hề bị xáo trộn. Chúng loại bỏ các gene sinh sản hữu tính, đơn giản vì chúng chẳng cần đến điều đó.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất