Sinh vật cổ đại Siberia sống lại, hoạt động sau 42.000 năm đóng băng

Loài sâu cổ đại sống lại sau 42.000 năm chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu hứa hẹn giúp các nhà khoa học đạt bước tiến đột phá trong công nghệ đóng băng.

Theo The Sun, các nhà khoa học Nga đào được loài sâu cổ đại bị đóng băng từ thời voi ma mút.


Loài sâu cổ đại Siberia sống lại sau 42.000 năm đóng băng.

Hai con sâu ở Siberia đã di chuyển và ăn uống được lần đầu tiên kể từ kỷ Pleistocene, các nhà khoa học Nga cho biết. Hai con sâu này được các nhà khoa học Nga đem về phân tích tại viện nghiên cứu gần Moscow.

Nhóm nghiên cứu Nga tuyên bố: “Chúng tôi đã chứng minh khả năng hồi phục của các sinh vật đa bào sau quá trình đóng băng hàng ngàn năm”.

“Sau khi được rã đông, những con sâu này có dấu hiệu có dấu hiệu của sự sống, bắt đầu di chuyển và ăn uống được”, báo cáo cho biết.

Một con sâu được tìm thấy trong tình trạng đóng băng vào năm 2015 ở khu vực gần sông Alazeya. Nó được cho là đã 41.700 tuổi. Con sâu còn lại được tìm thấy năm 2002 tại một hang động ở vùng hạ lưu sông Kolyma và đã đóng băng trong suốt 32.000 năm.

Các nhà nghiên cứu Nga đã hồi sinh thành công hai con sâu cổ đại cách đây 42.000 năm.


Nhà khoa học Nga đã hồi sinh được 2 con sâu cổ đại từ kỷ Pleistocene.

Hai con sâu này được tìm thấy gần nơi các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường sống Bắc Cực thời voi ma mút.

Các nhà khoa học tin rằng, phát hiện này cho thấy: “khả năng sống sót của sinh vật đa bào trong hàng ngàn năm đóng băng”.

Tạp chí khoa học Doklady Biological Sciences nhấn mạnh: “Phát hiện này mang ý nghĩa quan trọng với các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến công nghệ đóng băng”.

Ở Nga và Mỹ hiện đang có các cơ sở đặc biệt chuyên đóng băng người chết, bảo quản cơ quan nội tạng và mô với hy vọng tiến bộ khoa học trong tương lai có thể giúp những người này sống lại.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất