Sông băng mở rộng khi châu Á nóng lên

Thông thường khi nhiệt độ tăng lên, băng sẽ tan dần ra.

Đó là lý do tại sao một tập hợp sông băng khu vực Đông Nam Himalayas 9.000 năm trước đã khiến nhiều nhà khoa học lúng túng. Trong khi hầu hết sông băng ở khu vực Trung Á rút dần dưới nhiệt độ mùa hè nóng hơn thì nhóm sông băng này lại mở rộng từ 1 đến 6 kilomet.

Một nghiên cứu mới của nhà địa chất học BYU Summer Rupper đã nối một chuỗi sự kiện xung quanh sự mở rộng bất ngờ này của sông băng.

“Gió mùa mạnh hơn được cho là nguyên nhân của hiện tượng này. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lượng tuyết rơi nhiều từ tác động của gió mùa chỉ là nguyên nhân của 30% sự mở rộng của sông băng”, Rupper cho biết. Bà công bố phát hiện của mình trên số tháng 9 tạp chí Quanternary Research.

Khi khí hậu mùa hè tại Trung Á ấm lên khoảng 6 độ C, chu trình thời tiết thay đổi đã kéo thêm nhiều mây đến Đông Nam Himalayas. Bóng của mây đã tạo ra một khối không khí có nhiệt đột lạnh hơn.

Nhiệt độ cũng giảm khi những đợt gió cao đẩy thêm hơi nước vào khu vực vốn đã ẩm ướt này.

Câu chuyện về cụm sông băng này nhấn mạnh sự khác biệt quan trọng giữa “thay đổi khí hậu” và “ấm lên toàn cầu”.

Rupper cho biết: “Kể cả khi nhiệt độ trung bình đang tăng lên tại khu vực hoặc trên toàn cầu, những gì xảy ra tại một vị trí nhất định còn tùy thuộc và đặc điểm của khu vực đó”.

Những phát hiện này dựa trên cơ sở mà Rupper đã phát triển để thay thế cho khái niệm rằng sông băng tan ra khi nhiệt độ cao. Phương pháp của bà dựa trên sự cân bằng năng lượng giữa sông băng và một loạt các nhân tố khí hậu, bao gồm gió, độ ẩm, mưa, hơi nước, và mây

Gerald Roe và Alan Gillespie thuộc Đại học Washington là các đồng tác giả của nghiên cứu mới. Hiểu rõ phản ứng của sông băng trong quá khứ thay đổi khí hậu sẽ giúp Rupper dự đoán lượng cung cấp nước của khu vực trong những thập kỷ tới. Bà và các cộng sự đang trong quá trình xác định lượng nước thuộc sông Indus đến từ một mạng luwois các sông băng lớn đầu nguồn thung lũng nông nghiệp của Ấn Độ và Pakistan.

“Nghiên cứu của họ có thể được sử dụng để giúp đánh giá những thay đổi sông băng và thủy học trong khu vực đông dân nhất của Trái Đất. Khu vực này đã bắt đầu cảm nhận được tác động rõ rệt của thay đổi khí hậu do con người tạo ra”,
Lewis Owen, một nhà địa lý học thuộc Đại học Cincinnati cho biết.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất