Sống ngoài vũ trụ 1 năm sẽ khiến bạn trẻ hơn so với ở trên Trái Đất bao lâu?
Thời gian là gì? Nhà vật lí Albert Einstein đã chứng minh rằng thời gian là một ảo giác; nó là tương đối - nó có thể khác nhau đối với những người quan sát khác nhau tùy thuộc vào tốc độ của bạn trong không gian.
- Hình ảnh sống động của các phi hành gia ngoài không gian
- Nữ phi hành gia Italy lập kỷ lục thời gian sống ngoài Trái Đất
Khám phá thú vị về cuộc sống ngoài vũ trụ của các phi hành gia
Đối với Einstein, thời gian là “chiều thứ tư”. Không gian được mô tả là miền ba chiều, nó cung cấp cho nhà du hành các tọa độ - như chiều dài, chiều rộng và chiều cao - thể hiện vị trí. Thời gian cung cấp một tọa độ nữa hay một chiều nữa mặc dù thường thì nó chỉ trôi về phía trước.
Thuyết tương đối hẹp Einstein phát biểu rằng thời gian trôi nhanh hay chậm tùy thuộc vào bạn chuyển động tương đối bao nhanh so với vật khác. Nếu tiến gần đến tốc độ ánh sáng, một người bên trong một phi thuyền vũ trụ sẽ già đi chậm hơn nhiều so với người anh em song sinh còn ở nhà.
Theo lý thuyết này, các phi hành gia vũ trụ sẽ trẻ hơn 0,005 giây so người người trên Trái Đất nếu họ sinh sống ngoài vũ trụ với khoảng thời gian 6 tháng. Nếu áp dụng với nhà du hành Scott Kelly vừa trở về sau 1 năm làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS thì anh đã trẻ ra hẳn... 0,01 giây so với em trai song sinh của mình là Mark Kelly.
Và, theo thuyết tương đối rộng Einstein, lực hấp dẫn có thể là bẻ cong thời gian. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng giãn nở thời gian theo lực hấp dẫn, nói nôm na là vật nào càng gần tâm Trái Đất thì thời gian đối với nó càng trôi chậm.
Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ chui rúc xuống tầm hầm để sinh sống với mong muốn một tuổi thọ dài hơn vì những tác động bẻ cong thời gian quá nhỏ bé so với hệ quy chiếu thông thường, sự khác biệt về thời gian gần như rất khó nhận ra. Nhưng có những ví dụ sẽ khiến bạn phải thực sự bối rối khi nghĩ đến:
- Đồng hồ gắn ở chân bạn chạy chậm hơn chiếc đồng hồ đeo ở tay.
- Đầu bạn lão hóa nhanh hơn so với ngón chân
Dĩ nhiên, nếu chúng ta áp dụng một mô hình thử nghiệm với quy mô lớn thì hệ quả của hiệu ứng giãn nở thời gian theo lực hấp dẫn sẽ rất rõ ràng. Điển hình nhất là những chiếc đồng hồ được gắn trên các vệ tinh GPS luôn có xu hướng chạy chậm hơn hơn các thiết bị tương tự trên Trái Đất khoảng thời gian là 38 giây.