Sự khác biệt giữa trà đen và trà xanh
Trà xanh và trà đen đều bắt nguồn từ cây Camellia Sinensis (dân gian gọi là cây trà). Tuy nhiên, hai loại trà này lại khác nhau ở quá trình chế biến.
Sự khác nhau giữa các chủng loại trà chủ yếu nằm ở mức độ oxy hóa - yếu tố tác động đến màu sắc và hương vị. Cụ thể, trà đen có mức độ oxy hóa cao nhất, còn trà xanh không áp dụng quá trình oxy hoá.
Cách xử lý, chế biến cho ra trà xanh hay trà đen với hương, vị, màu, tinh chất khác nhau.
Về giá trị dinh dưỡng, trà đen chứa nhiều chất chát, kalium và fluor. Trà xanh có nhiều sinh tố C, tiền sinh tố A và kẽm. Trà đen hữu ích để chống lão hóa, bổ sung chất dinh dưỡng thực vật. Trong khi đó, trà xanh nhiều tác dụng nhờ nhóm hoạt chất thông mạch, phòng ngừa ung thư. Thêm nữa, nhờ tác dụng kháng oxy hóa, trà xanh là thành phần quen thuộc trong nhiều loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
Quy trình chế biến cũng là yếu tố tạo nên đặc tính riêng cho trà đen và trà xanh. Nếu như trà đen dùng kỹ thuật ủ cho lên men sau khi phơi khô, trà xanh được chế biến ngay sau thu hái để ngăn chặn quá trình lên men, giữ màu tự nhiên của lá trà cùng hương vị thuần nguyên.
Ngoài ra, các loại trà xanh tự nhiên trên thị trường còn kết hợp thêm phương pháp sao khô và hấp để tinh chất trong trà được lưu giữ trọn vẹn. Cũng từ kỹ thuật xử lý này, trà xanh có sắc trong xanh, trà đen mang màu nâu gỗ thâm trầm. Trà đen hậu vị chát đậm, khi uống chất trà từ từ thấm vào cơ thể. Trà xanh lại mang vị chát dịu, tươi mới, nhẹ nhàng đánh thức các giác quan, tạo tâm trạng sảng khoái.
Không chỉ trà xanh và trà đen khác biệt, bản thân các loại trà xanh cũng không giống nhau. Trà ở vùng núi cao hơn, được thu hoạch cẩn thận và không sử dụng chất hóa học cho lá trà ngon, giá trị dinh dưỡng cao.