Sự kiện ngàn năm: Nhân loại sắp được chứng kiến sự hình thành của ngôi sao mới

Một vụ va chạm lớn giữa hai ngôi sao bị hút vào nhau trong một ngàn năm qua có khả năng sẽ tạo ra ngôi sao mới sáng rực trời đêm 2022.

Theo RT, nhóm các nhà vũ trụ học Mỹ ở Đại học Calvin, bang Michigan đã đưa ra dự đoán vào năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử con người có thể dự đoán sự hình thành của một ngôi sao mới.


Hai ngôi sao bị hút vào nhau sẽ gây ra một vụ nổ và tạo ra một ngôi sao mới rực sáng trên bầu trời đêm.

Giáo sư vũ trụ học và vật lý của Đại học Calvin Larry Molnar và nhóm nghiên cứu tin rằng con người sẽ có thể nhìn thấy sự ra đời của ngôi sao mới này vào khoảng năm 2022 sau vụ va chạm của sao đôi KIC9832227.

"Nếu chúng ta nhìn thấy ngôi sao phát nổ, lúc đó chúng ta nhìn thấy điều đã xảy ra cả ngàn năm trước", giáo sư Molnar cho biết.

Hai ngôi sao này quay quanh nhau mất khoảng 11 giờ đồng giờ. Tuy nhiên, các nhà khoa học dự đoán được xu hướng tăng tốc của ngôi sao này trên quỹ đạo của chúng và từ đó đưa ra dự đoán về một vụ nổ dẫn tới sự ra đời của ngôi sao mới.

Sau vụ nổ này, ngôi sao mới sẽ là ngôi sao sáng nhất trong bầu trời đêm trong khoảng thời gian 6 tháng trước khi từ từ yếu đi trong 20 hoặc 30 năm tiếp theo.

Những người yêu thích vũ trụ có thể quan sát ngôi sao mới dọc phía cánh trái của chòm sao Thiên nga (Cygnus).

Năm 2008, các nhà khoa học đã ghi lại sự ra đời của một ngôi sao mới V1309 Scorpii khi hai ngôi sao bị hút vào nhau và phát nổ.

  • Dự đoán về sự hình thành của một ngôi sao mới
  • Phát hiện những ngôi sao mới sinh tại trung tâm thiên hà
  • Vòng đời kỳ bí của các ngôi sao

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất