Suất ăn của hạng vé phổ thông và vé thương gia có gì khác biệt?
Cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa bữa ăn được phục vụ trên khoang hạng nhất và khoang phổ thông của 15 hãng hàng không nổi tiếng thế giới.
British Airways: Bạn có thấy sự khác biệt giữa món rau củ nghiền được làm nóng bằng lò vi sóng và món bánh sandwich đẹp mắt được phục vụ cùng trà và rượu vang không?
American Airlines: Khác với khoang phổ thông được phục vụ các món đóng gói sẵn, bữa ăn trên khoang hạng nhất lại gọn gàng và dinh dưỡng hơn. Nổi bật nhất là món cá ngừ áp chảo vô cùng đẹp mắt, dùng kèm rượu vang trắng.
Singapore Airlines: Đôi khi số lượng không phải là tất cả. Chỉ vài lát phô mai và ly Champagne đã khiến cho phần ăn trên khoang hạng nhất trở nên khác biệt hoàn toàn.
Virgin Atlantic: Tuy rằng bữa ăn ở khoang phổ thông cũng khá thịnh soạn, nhưng ở khoang hạng nhất vẫn cao cấp hơn nhiều. Ngay cả lọ gia vị cũng vô cùng tinh tế.
Qantas: Tấm ảnh bên trái là bữa sáng trên không của hãng Qantas, gồm có hoa quả và sữa. Còn tấm ảnh bên phải mới chỉ là món khai vị trên khoang hạng nhất mà thôi.
Finnair: Bữa ăn trên khoang thương gia có vẻ sơ sài nhưng lại cao cấp và dinh dưỡng hơn nhiều, gồm có thịt bò, tôm, cá hồi và canh miso.
KLM Royal Dutch Airlines: Hãng hàng không hoàng gia Hà Lan đã thật sự nâng tầm phần ăn trên khoang hạng nhất với nguyên liệu cao cấp và cách trình bày tinh tế, khác hẳn với phần ăn “chay” ở khoang phổ thông.
Emirates: Mặc dù bữa ăn ở khoang phổ thông rất đa dạng và nhiều màu sắc, nhưng hẳn là không thể so sánh được với ly rượu vang trắng tuyệt hảo ở khoang hạng thương gia.
Turkish Airlines: Cùng là những phần ăn tương tự như nhau, nhưng chỉ riêng việc sử dụng bát đĩa sứ thay cho đồ dùng bằng nhựa đã làm nên sự khác biệt rõ rệt giữa hai mức vé máy bay.
Korean Air: Có vẻ như bữa ăn được phục vụ trên khoang phổ thông và khoang hạng thương gia của hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc này cũng không có sự khác biệt nhiều.
Air France: Tuy rằng bữa ăn ở cả hai khoang máy bay đều rất phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng phần ăn ở khoang hạng thương gia lại gọn gàng và đẹp mắt hơn.
Delta Air Lines: Cùng sử dụng nguyên liệu chính là tôm nhưng hai phần ăn lại hoàn toàn khác biệt, nhất là về cách trình bày.
Air China: Đối với Air China, sự khác biệt không chỉ nằm ở nguyên liệu và cách chế biến mà còn ở cách trình bày. Trái ngược với phần ăn thiếu hấp dẫn ở khoang phổ thông là phần ăn đẹp mắt và mang đậm chất Trung Hoa được phục vụ trên khoang hạng nhất.
Cathay Pacific: Trên hãng hàng không đến từ Hong Kong này, phần ăn ở khoang thương gia và khoang phổ thông không quá khác biệt. Liệu bạn sẽ chọn chiếc bánh kem ngon lành hay thanh chocolate hấp dẫn kia?
Thai Airways: Mặc dù bữa ăn của những hành khách khoang phổ thông trông vô cùng thịnh soạn, suất ăn trên khoang hạng nhất lại ở đẳng cấp khác hoàn toàn, vừa giàu dinh dưỡng lại vừa mang đậm chất Thái Lan.