Sững sờ trước "Atlantis Nga" chìm sâu dưới hồ nước

Một “Atlantis Nga” đã “trỗi dậy” từ một hồ nước rộng lớn ở Siberia đang tan băng, để lộ ra những những ngôi mộ từ thời tiền sử, hài cốt và cả kho báu đáng kinh ngạc.

Hiện tại, các nhà khảo cổ Nga đã xác định được niên đại của các ngôi mộ là từ thời đại đồ đồng cho đến thời của Thành Cát Tư Hãn. “Atlantis” mới được phát hiện này nằm ở Cộng hòa Tuva, miền núi ở miền nam Siberia thuộc Nga.


Hài cốt được tìm thấy trong các ngôi mộ tại “Atlantis Nga”.

Được biết, đến đầu tháng 7, nước sẽ lại dâng lên và bao phủ các ngôi mộ một lần nữa sâu tới 50ft, đóng băng vào mùa đông, cho đến đợt tan băng tới vào mùa hè năm sau. Vì vậy, các nhà khảo cổ chỉ có thể làm việc ở đây cho đến cuối tháng 6 trước khi “Atlantis Nga” này một lần nữa bị nhấn chìm.

Các nhà khảo cổ cho biết, khu vực đặc biệt này thuộc về dân tộc Hun cổ đại từ 2000 năm trước. Cả một quần thể với khoảng 110 ngôi mộ và nhiều trang sức quý báu khác bỗng nhiên xuất hiện sau đợt tan băng này.


Cận cảnh hài cốt được tìm thấy trong các ngôi mộ tại “Atlantis Nga” và các đồ vật chôn theo.

Tiến sĩ Marina Kilunovskaya từ Viện Văn hóa Lịch sử Vật chất St Petersburg, người dẫn đầu cuộc thám hiểm khảo cổ Tuva, phát biểu: “Chúng tôi vô cùng may mắn khi tìm thấy những ngôi mộ của những người du mục Hun giàu có mà chưa hề có những dấu hiện bị quấy rầy bởi những kẻ cướp mộ”.


 Toàn cảnh ngôi mộ của dân tộc Hun cổ đại.

Tại đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hai bộ xương với trang phục là những mảnh da, và có vẻ như đây là ngôi mộ của những người có vai trò đặc biệt trong xã hội Hun cổ đại, tiến sĩ Kilunovskaya chia sẻ với tờ Siberian Times. Đặc biệt ông cho rằng đây là hài cốt của phụ nữ bởi xã hội Hun sống theo chế độ mẫu hệ, tôn trọng và đề cao phụ nữ. Bên cạnh bộ xương là một một túi hạt thông, thứ được coi như bữa ăn cuối cùng dành cho người chết của dân tộc Hun.


 Những mảnh gỗ được chạm trổ cầu kì cũng được tìm thấy trong các ngôi mộ.

Bên cạnh đó, rất nhiều những kiệt tác như khóa thắt lưng có hình rồng hổ hay các loài động vật khác được trang trí bằng những hạt ngọc nhiều màu, những mảnh gỗ còn sót lại với hoa văn chạm trổ cầu kì cùng rất nhiều kho báu chứa trang sức làm bằng hợp kim đồng, trang phục lụa là chìm sâu dưới nước cũng đã được tìm thấy.

“Mặc dù nhiều ghi chép cho thấy những người Hun cổ đại này là dân du mục, nhưng đồng thời, họ có vẫn có cho mình những khu định cư, những nơi họ sinh sống lâu dàiĐây là nơi ở của những người giàu có và có địa vị trong xã hội Hun cổ đại và chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu nơi này”, tiến sĩ Kilunovskaya cho biết thêm.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất