Sừng tê giác không có ích gì cho việc chữa bệnh

Tổ chức Bảo vệ các loài hoang dã Quốc tế (CWI) mới đây đã đưa ra khuyến cáo, việc bỏ hàng nghìn đô la mua sừng tê giác, lấy bột chữa bệnh sẽ chẳng khác gì “rước” chiếc… móng tay không hơn không kém.

Theo khuyến cáo của tổ chức này, sừng tê chủ yếu được cấu tạo bởi chất sừng, cũng như thành phần của tóc và móng tay người.

Song, lâu nay quan niệm người châu Á vẫn tin rằng sừng tê giác dạng bột có thể chữa bất kỳ thứ bệnh gì từ đau đầu tới bệnh gút, thấp khớp… Thậm chí ở Việt Nam còn có tin đồn rằng sừng tê giác chữa khỏi bệnh ung thư. Vì thế, nó được dùng như một thành phần trong các loại thuốc Đông y.


Tê giác một sừng (Ảnh: Internet).

Các thị trường chủ yếu buôn bán sừng tê dạng bột là Việt Nam và Trung Quốc, ngoài ra còn phải kể đến Thái Lan, Hàn Quốc. Theo nguồn tin của CWI, giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam là 60.000 USD, song mức giá ấy không phải cố định mà liên tục thay đổi. So về trọng lượng thì nó còn đắt đỏ hơn cả vàng và giá bán cocaine trên đường phố Anh quốc.

Trong nhiều năm trở lại đây, loài tê giác trên khắp thế giới phải hứng chịu một sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng, bị đe dọa tuyệt chủng do vấn nạn săn trộm tê giác lấy sừng đang diễn biến ngày một phức tạp.

Theo khảo sát, để săn được sừng tê giác, những tên trộm hoạt động rất tinh vi bằng những phương tiện hiện đại như trực thăng, vũ khí cỡ lớn... Kẻ buôn lậu thường vận chuyển gián tiếp sừng tê qua các nước khác ở châu Á hoặc thậm chí là châu Âu để lách luật trước khi đến nơi tiêu thụ chính.

Trong tự nhiên hiện chỉ còn lại 5 loài tê giác với tổng số khoảng 26.000 con đang sống ở châu Phi và châu Á. Nhiều người cho rằng chỉ có khoảng 300 con tê giác Sumatra và 45 con tê giác Java hiện còn sống sót. Năm 2010, chỉ tính riêng số tê giác mà quốc gia này bị săn trộm ít nhất đã là 333 con, gấp 3 lần năm 2009 và gấp tới 30 lần thời điểm những năm 1990.

Ngày 1/6 tới đây, Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã ở Việt Nam (WAR) sẽ tổ chức Lễ Trao giải cuộc thị vẽ tranh chủ đề “Bảo vệ Tê giác một sừng và các loài động vật hoang dã quý hiếm.” Hoạt động này để tưởng nhớ sự kiện con tê giác một sừng chết tại vườn quốc gia Cát Tiên tháng 5/2010.

Cuộc thị được phát động cho các em thiếu nhi từ ngày 23/3 đến ngày 20/5/2011, hơn 1000 tác phẩm dự thi, lễ trao giải sẽ vinh danh cho 17 tác phẩm xuất sắc nhất.

Năm mươi bức tranh đẹp nhất trong số hơn 1000 tác phẩm dự thi sẽ được trưng bày trong suốt thời gian diễn ra Ngày hội sản phẩm dịch vụ văn hóa nói trên. Những tác phẩm ấn tượng nhất cũng sẽ được sử dụng trong các ấn phẩm giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của học sinh và công chúng đối với việc bảo vệ động vật hoang dã.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất