Tác động của trọng lực với hệ miễn dịch

Phát hiện mới cho thấy sự thay đổi trọng lực giống như tình trạng đang ảnh hưởng các phi hành gia và các nhà khoa học trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có thể tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Lorraine (Pháp) và Đại học Luxembourg cho hay tình trạng căng thẳng trong lúc phóng, ở không gian phi trọng lực và lúc đáp có thể phá vỡ cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống nhiễm trùng.


Các chuyên gia cảnh báo về ảnh hưởng của trọng lực với sức khỏe

Những thay đổi như vậy đối với hệ miễn dịch cần phải được nghiên cứu kỹ càng trước khi các phi hành gia thực hiện những sứ mệnh dài ngày trong vũ trụ, giống như chuyến du hành đến sao Hỏa.

Theo Phys.Org, các chuyên gia đã gửi phôi loài sa giông Iberian lên ISS trước khi chúng bắt đầu phát triển một dạng kháng thể quan trọng gọi là Igm, cũng được tìm thấy ở người, và là kháng thể lớn nhất tuần hoàn trong máu.

Khi quay trở về mặt đất, chúng được so sánh với các phôi được nuôi trên Trái đất và các chuyên gia phát hiện những thay đổi về trọng lực trong quá trình phát triển ảnh hưởng đến các kháng thể và sự tái tạo tế bào bạch cầu, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ chế chống những căn bệnh truyền nhiễm.

Với nhận định những thay đổi trên cũng có thể diễn ra ở người, các chuyên gia đề nghị phải tiến hành nghiên cứu thêm về tình trạng trọng lực ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và chức năng của bạch cầu, lá chắn của cơ thể trước các căn bệnh như ung thư và tiểu đường.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất