Tác dụng của uống nước lá đinh lăng đối với sức khỏe
Lá đinh lăng có chứa nhiều acid amin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe.Sử dụng nước lá đinh lăng thường xuyên giúp điều trị 1 số bệnh như tắc tia sữa, cao huyết áp, tức ngực..
Công dụng của lá đinh lăng
- Các dạng lá đinh lăng tươi thường gặp
- Các chất có trong lá đinh lăng tươi
- Cách pha chế nước lá đinh lăng đúng nhất
- Những tác dụng của lá đinh lăng trong chữa bệnh
- 1. Uống nước lá đinh lăng lợi sữa cho bà bầu
- 2. Giúp trị chứng tắc tia sữa và đau nhức vú sau sinh
- 3. Uống nước lá đinh lăng trị mụn và làm đẹp
- 4. Uống nước lá đinh lăng chữa cao huyết áp
- 5. Lá đinh lăng chữa sốt siêu vi
- 6. Giúp chữa lành vết thương
- 7. Uống nước lá đinh lăng chữa nhức mỏi chân tay
- 8. Tác dụng trị ho, đau tức ngực
- 9. Công dung lá đinh lăng phơi khô chữa thiếu máu
- 10. Chữa trị bệnh gout và đau lưng hiệu quả
- 11. Trị chứng mất ngủ
- 12. Uống nước lá đinh lăng chữa rối loạn kinh nguyệt, đau tử cung
- 13. Ổn định hệ tiêu hóa
- 14. Bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy
- 15. Phòng tránh chứng co giật ở trẻ nhỏ
- Cách bảo quản nước lá đinh lăng đúng nhất
- Lưu ý khi uống nước lá đinh lăng hàng ngày
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L) Harms, hay còn được biết tới dưới cái tên: Cây gỏi cá, cây nam dương sâm,... Tất cả thành phần từ lá cho tới rễ của cây đinh lăng hoàn toàn có thể được sử dụng để bào chế thành thuốc.
Cây đinh lăng là loại cây có thân nhỏ, mịn, không có gai, có chiều cao khoảng 1 đến 1,5m. Lá đinh lăng thuộc dạng lá kép hình lông chim 2 đến 3 lần, cuống lá khá nhỏ nhưng dài. Lá đinh lăng trưởng thành có thể dài hơn 30cm, có màu xanh lục ở cả 2 mặt của lá.
Cây đinh lăng thường được phân bố ở các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Lào, Việt Nam,... nhất là ở những khu vực miền núi. Người dân vẫn thường sử dụng lá đinh lăng để làm món ăn, họ không ngờ tới những tác dụng của lá đinh lăng đem lại cho sức khỏe.
Cây đinh lăng là loại cây có thân nhỏ, mịn, không có gai, có chiều cao khoảng 1 đến 1,5m.
Các dạng lá đinh lăng tươi thường gặp
- Lá đinh lăng nhỏ: Loại phổ biến nhất, thường dùng làm gia vị hoặc thuốc
- Lá đinh lăng to: Loại này khá hiếm, thường to gấp rưỡi những lá bình thường.
- Lá đinh lăng dạng tròn: Có tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến
- Lá đinh lăng dạng răng cưa: Thường dùng để trang trí trong nhà
- Lá đinh lăng lá vằn: Cực kỳ hiếm gặp, thường dùng để trang trí, làm cảnh
Các chất có trong lá đinh lăng tươi
Lá đinh lăng có thể bổ dưỡng cho sức khỏe và chữa nhiều chứng bệnh khác nhau là do những thành phần dinh dưỡng quan trọng có bên trong, bao gồm:
- Các vitamin nhóm B, đặc biệt nhất là Vitamin B1
- 13 Loại acid amin cực kỳ quan trọng cho sức khỏe: Đặc biệt nhất là Lysin, Cystein và Methionin.
- Glucozit giúp tăng co bóp cho tim, giảm lượng Natri trong tim
- Alcaloid giúp giảm đau, gây tê
- Flavonoid giúp ức chế chống lại vi khuẩn
- Và còn một vài chất khác quan trọng đối với cơ thể
Cách pha chế nước lá đinh lăng đúng nhất
- Với lá đinh lăng tươi: Chuẩn bị khoảng 100 đến 150g lá tươi, cùng với nửa lít nước sạch mới được đun sôi. Cho tất cả lá đinh lăng vào nồi cùng với nước sôi rồi đậy nắp lại, sau vài phút mở nắp ra và đảo liên tục vài lần. Sau khoảng 5 phút thì chắt ra để uống nước đầu tiên, rồi đổ tiếp thêm khoảng nửa lít nước vào để đun sôi lại nước thứ hai.
- Với lá đinh lăng khô: Bạn nên sử dụng khoảng 30 đến 40g lá khô, hãm với nửa lít nước sôi, rồi để trong khoảng từ 5 đến 10 phút là có thể sử dụng. Để hoạt chất trong lá đinh lăng khô được tiết ra hết, bạn nên hãm lại 2 lần với lượng nước bằng nhau.
Những tác dụng của lá đinh lăng trong chữa bệnh
Mặc dù nhiều người vẫn sử dụng lá đinh lăng để làm gia vị, thế nhưng những tác dụng của lá đinh lăng trong chữa bệnh sau đây mới giúp bạn có thể khỏe mạnh hơn.
1. Uống nước lá đinh lăng lợi sữa cho bà bầu
Những hoạt chất và vitamin lẫn acid amin có trong nước lá đinh lăng tươi hoàn toàn có thể giúp lợi sữa cho bà bầu trước hoặc sau sinh. Ngoài ra nó còn bồi bổ sức khỏe cho các chị em khi mới sinh xong do cơ địa lúc đó còn đang rất yếu. Bạn có thể nấu canh cá rồi cho lá đinh lăng vào ăn kèm khi còn nóng sẽ rất bổ dưỡng cho sức khỏe.
2. Giúp trị chứng tắc tia sữa và đau nhức vú sau sinh
Tình trạng tắc tia sữa xảy ra vô cùng phổ biến ở các bà mẹ sau sinh, việc uống nước lá đinh lăng sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng này. Bạn hãy thực hiện như sau:
- 200g lá đinh lăng tươi rửa sạch, hãm trực tiếp với nửa lít nước sôi để lấy nước uống.
- Khi bạn muốn tận dụng tiếp thì có thể đổ thêm nước vào đun sôi để sử dụng. Tuy nhiên không nên tận dụng nhiều lần vì lá đã mất đi nhiều tác dụng khi đun sôi.
3. Uống nước lá đinh lăng trị mụn và làm đẹp
Đây là tác dụng của lá đinh lăng được nhiều chị em tin dùng nhất. Trong lá đinh lăng tươi có chứa hoạt chất chống viêm và diệt khuẩn như Methionin và Cystein. Từ đó sẽ giúp làn da các chị em không bị mụn nhọt, mẩn ngứa và ngăn chặn các triệu chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, các vitamin trong lá đinh lăng sẽ giúp làn da trở nên trắng sáng và mịn màng hơn.
4. Uống nước lá đinh lăng chữa cao huyết áp
Các hoạt chất bên trong nước lá đinh lăng có tác dụng giúp giảm đau, thư giãn. Do vậy mà người bị cao huyết áp dạng nhẹ có thể sử dụng nước lá để uống sẽ giúp tình trạng huyết áp cao được giảm đáng kể. Tuy nhiên không nên lạm dụng để uống trong một thời gian dài vì lá đinh lăng còn chứa chất Saponin có tác dụng làm tan máu.
5. Lá đinh lăng chữa sốt siêu vi
Đem giã nát lá đinh lăng để bôi bên ngoài vết thương sẽ khiến vết thương nhanh khép miệng.
Một tác dụng khác của lá đinh lăng được sử dụng trong việc điều trị sốt siêu vi. Bởi lẽ các hoạt chất chống viêm và diệt khuẩn trong lá có thể gây ức chế vi khuẩn, tạo điều kiện cho cơ thể chống lại với bệnh và giảm sốt.
6. Giúp chữa lành vết thương
Đem giã nát lá đinh lăng để bôi bên ngoài vết thương sẽ khiến vết thương nhanh khép miệng và ngưng chảy máu. Đây là cách chữa phổ biến thời xưa mà ông bà ta vẫn thường hay dùng.
7. Uống nước lá đinh lăng chữa nhức mỏi chân tay
Những vitamin nhóm B có trong nước lá đinh lăng sẽ giúp cơ thể giảm nhức mỏi chân tay, hồi phục cơ thể rất tốt. Có thể tăng thêm hiệu quả nếu như bạn sử dụng rễ lá đinh lăng để sắc thuốc uống.
8. Tác dụng trị ho, đau tức ngực
Bạn có thể sử dụng 30g rễ cây đinh lăng cùng với cành lá, thêm vào 10g vỏ cam, quýt, chanh mỗi loại, 20g lá tre tươi, 30g rau má, 30g cam thảo dây, 20g rễ lá sài hồ. Tất cả đem sắc thành thuốc uống sẽ có công dụng trị ho và đau tức ngực hiệu quả.
9. Công dung lá đinh lăng phơi khô chữa thiếu máu
Ngoài lá đinh lăng tươi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng lá đinh lăng khô để điều trị chứng thiếu máu. Sử dụng kết hợp với hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh để sắc thuốc uống sẽ giúp bổ máu, tăng cường khí huyết.
10. Chữa trị bệnh gout và đau lưng hiệu quả
Có thể sử dụng lá đinh lăng kết hợp với một số vị thuốc như cúc tần, cam thảo dây, cây xấu hổ để điều trị hiệu quả chứng đau lưng và xua tan bệnh gout. Hãy sắc uống nước lá đinh lăng và các vị thuốc này chia thành 2 lần uống mỗi ngày để mang lại hiệu quả điều trị.
11. Trị chứng mất ngủ
Đây là tác dụng của lá đinh lăng hiện nay được khá nhiều người quan tâm và sử dụng thường xuyên. Lá đinh lăng 24g, tang diệp 20g, lá vông 20g, tâm sen 12g, liên nhục 16g, tất cả kết hợp mang đi sắc với 400ml nước để uống. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày sau ăn sẽ giúp chữa chứng mất ngủ kinh niên và bồi bổ cho cơ thể.
12. Uống nước lá đinh lăng chữa rối loạn kinh nguyệt, đau tử cung
Nước lá đinh lăng giúp ổn định khí huyết, bổ dưỡng dành cho chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc đau tử cung. Ngoài ra nó còn giúp tăng sức đề kháng, giảm tối thiểu những cơn đau ở vùng bụng cho những chị em sau sinh.
13. Ổn định hệ tiêu hóa
Tác dụng của lá đinh lăng giúp ổn định hệ tiêu hóa cho những người bị rối loạn tiêu hóa. Chỉ cần một nắm lá đinh lăng sắc lấy nước uống sẽ giúp điều trị hiệu quả những chứng bệnh về dạ dày.
14. Bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy
Như đã nói ở trên, các hoạt chất và vitamin có trong nước lá đinh lăng sẽ giúp người mới ốm dậy nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh trở lại. Tuy vậy không được lạm dụng để uống thay cho nước lọc thông thường vì có thể gây phản tác dụng.
15. Phòng tránh chứng co giật ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là đối tượng hạn chế với việc uống nước lá đinh lăng. Vậy nên hãy sử dụng lá đinh lăng già lẫn trẻ để lót vào giường trẻ nằm ngủ. Như vậy tình trạng co giật ở trẻ nhỏ sẽ được cải thiện.
Cách bảo quản nước lá đinh lăng đúng nhất
Tốt nhất nên bảo quản trong chai thủy tinh và để ở ngăn mát tủ lạnh.
Thông thường, lá đinh lăng sẽ được phơi khô để bảo quản được dễ dàng và tốt nhất. Do đó mà nước lá đinh lăng sau khi sắc sẽ để được lâu hơn so với lá tươi.
Bảo quản lá đinh lăng trong chai thủy tinh kín để sau này mang ra sắc nước uống sẽ không làm bay mất dưỡng chất trong lá.
Không để nước lá đinh lăng ở môi trường bên ngoài, nhất là qua đêm ở nhiệt độ phòng. Tốt nhất nên bảo quản trong chai thủy tinh và để ở ngăn mát tủ lạnh.
Không nên bảo quản nước lá đinh lăng quá lâu, tối đa chỉ nên từ 2 đến 3 ngày trong điều kiện phù hợp.
Lưu ý khi uống nước lá đinh lăng hàng ngày
- Uống nước lá đinh lăng nhiều có tốt không?: Trong nước lá đinh lăng chứa chất saponin có thể phá huyết nếu sử dụng quá nhiều. Vậy nên mọi người khi sử dụng nước lá đinh lăng cần tuân thủ liều lượng.
- Uống nước lá đinh lăng có tăng cân không?: Nước lá đinh lăng chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, đem lại sự kích thích ăn uống cho cơ thể. Như vậy hoàn toàn có khả năng giúp bạn tăng cân nếu sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.
Trẻ em là đối tượng tốt nhất không nên sử dụng nước lá đinh lăng để uống, bởi nó dễ ra các tác dụng phụ không tốt lên cơ thể.