Tại sao con người hay gian dối?

Giới khoa học rốt cuộc đã lý giải được tại sao nhiều loài động vật linh trưởng, đặc biệt là con người, đôi khi nói dối hoặc làm trò gian dối.

Theo nghiên cứu mới nhất, các động vật linh trưởng phát triển khả năng gian dối nhằm hình thành liên minh, thu lượm thức ăn và giao phối.


Các nhà nghiên cứu cho rằng, khả năng gian dối của con người có thể đã tiến hóa nhằm giúp chúng ta hình thành liên minh, thu lượm thức ăn và giao phối tốt hơn. (Ảnh: Corbis)

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Trinity College Dublin (Ireland) đã tiến hành phân tích đối chiếu hành vi của 24 loài linh trưởng khác nhau, bao gồm cả vượn và khỉ. Họ phát hiện, hành vi gian dối phổ biến hơn ở những loài có sự phối hợp hoặc cộng tác lớn hơn.

"Mối tương quan giữa sự gian dối và cộng tác ở các động vật linh trưởng phi con người ám chỉ rằng, khả năng phối hợp là một yếu tố quan trọng dẫn tới sự gian dối trong quá trình tiến hóa của con người. Rốt cuộc, khả năng nói dối một cách thuyết phục của chúng ta đối với người khác có thể là kết quả tiến hóa trực tiếp từ bản tính muốn hợp tác", trích báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng, việc nói dối hoặc gian dối còn phát triển vượt xa mục tiêu ban đầu là hình thành các liên minh, chẳng hạn như là phương tiện cho hoạt động giao phối hoặc giải pháp cho những cuộc trạm chán nảy lửa. Họ kết luận, sự gian dối là phổ biến trong vương quốc động vật.

Luke McNally, một thành viên nhóm nghiên cứu, lý giải thêm rằng: "Sự gian dối xảy ra ở một số loài nhện, khi con đực dâng tặng các bạn tình tiềm năng những sính lễ vô giá trị. Nó cũng có thể xuất hiện ở các loài vi khuẩn, khi chúng sản sinh ra quá nhiều tín hiệu nhằm tìm kiếm sự hợp tác từ những cá thể khác. Hiện tượng này thậm chí còn được phát hiện đang tiến hóa ở robot.

Giả thuyết của chúng tôi là, sự cộng tác có thể tiến hóa trước sự gian dối, nhưng sự gian dối sẽ theo bén gót, nhằm phục vụ sự cộng tác".

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất