Tại sao không nên dùng ĐTDĐ khi đang lái xe?
Mọi người quan niệm rằng nói chuyện trên điện thoại di động khi đang lái xe dường như không an toàn, nhưng những gì diễn ra trong não bộ khi nó phối hợp hai hoạt động này lại không chứng minh điều đó.
Một công trình của các nhà nghiên cứu tâm lý tại ĐH South Carolina xuất hiện trên tờ Experimental Psychology cung cấp thêm về việc tại sao ngôn ngữ - nói và nghe, bao gồm cả trên ĐTDĐ – lại can thiệp vào các hoạt động thị giác, như lái xe.
Trong hai thí nghiệm khác nhau, giảng viên tâm lý, Tiến sĩ Amit Almor phát hiện rằng dự định nói và nói đòi hỏi tài nguyên não nhiều hơn nghe. “Chúng tôi đo độ tập trung của họ và phát hiện rằng chủ thể bị mất tập trung gấp 4 lần khi dự định nói hoặc đang nói hơn khi họ đang nghe. Mọi người có thể bỏ ngoài tai hoặc tập trung trở lại nếu họ muốn khi đang nghe.”
Một thí nghiệm đòi hỏi những người tham gia dò tìm hình ảnh trên một màn hình, và thí nghiệm thứ hai đòi hỏi những người tham gia sử dụng chuột máy tính để dò theo một mục tiêu chuyển động nhanh trên màn hình. Trong cả hai thí nghiệm này, những người tham gia đều thực hiện yêu cầu khi đang lắng nghe chuyện kể được thu âm khác và phản ứng lại những câu chuyện kể.
Almor gọi phát hiện này “rất chắc chắn” và hy vọng nó sẽ chắc chắn hơn trong điều kiện hội thoại giao tiếp thực tế. Ông và Tim Boiteau, nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành ngôn ngữ học, đã lặp lại thí nghiệm với 20 cặp bạn bè tham gia đàm thoại thực sự khi vẫn đang hoàn thành các yêu cầu thị giác. Kết quả đang được tổng hợp vào mùa hè này.
“Tôi hy vọng ảnh hưởng này còn mạnh hơn và năng động hơn vì trong điều kiện đàm thoại thực, mọi người có nhu cầu đóng góp. Trong đàm thoại, chúng ta cạnh tranh với nhau. Tôi nghĩ rằng nhu cầu nói càng lớn, sự mất tập trung vào các yêu cầu thị giác càng cao.”
Trong cả hai thí nghiệm, Almor đặt những người tham gia vào một môi trường vòm có âm thanh xung quanh mà loa được giấu kín còn giọng nói được chuyển từ trước ra sau hoặc hai bên.
Almor phát hiện rằng những người tham gia có thể hoàn thành nhiệm vụ thị giác ngay trước mắt họ dễ dàng khi giọng nói cũng ở phía trước. Ảnh hưởng này, mặc dù không rõ rệt bằng sự khác biệt giữa việc chuẩn bị nói hoặc đang nói và lắng nghe, cũng cho thấy thực hiện cùng lúc một hoạt động ngôn ngữ và hoạt động thị giác dễ dàng hơn khi những nhiệm vụ này đặt cùng một chỗ về mặt vật lý và nhận thức.
“Hoặc là mọi người đã quen thuộc với giao tiếp mặt đối mặt hoặc khi họ tham gia vào hoạt động ngôn ngữ, họ tạo nên bài biểu trưng tinh thần trong tâm trí và đặt giọng nói ở nơi nào đó trong không gian. Trong trường hợp này, khoảng không nằm ngay trước mặt họ, điều đó cho thấy sẽ dễ dàng hơn nếu tất cả các thứ đòi hỏi sự tập trung đều ở cùng một chỗ.”
Phát hiện trên sẽ hữu ích đối với sự phát triển của các công nghệ mới. Trong trường hợp của ô-tô, loa điện thoại gắn trong có thể phát giọng nói người nói từ phía trước để nó chiếm cùng một chỗ với hoạt động lái xe. Điều tương tự có thể áp dụng vào hướng dẫn lớp học từ xa, vào các bài trình chiếu bằng PowerPoint và trong huấn luyện quân sự hoặc đào tạo phi công.
Phát hiện của Almor đặc biệt phù hợp với những số liệu gần đây.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (NHTSA) báo cáo vào tháng 4 vừa qua là 25% số tai nạn xe hơi là do sự mất tập trung. Một bài khảo sát do Nationwide Mutual Insurance thực hiện vào năm 2007 cho thấy 73% số tài xế nói chuyện điện thoại khi đang lái xe. Theo Hiệp hội Viễn thông di động và Internet, trong điều kiện là doanh số ĐTDĐ vọt lên số 254 triệu vào tháng 2 năm 2008 so với 4,3 triệu vào năm 1990 thì các nhà nghiên cứu có lý do để nghiên cứu bộ não và làm thế nào nói chuyện/nghe ĐTDĐ sẽ gây trở ngại cho việc lái xe.